• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những gì gây phiền hà, khó khăn cho DN là phải bỏ

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu việc rà soát, hoàn thiện thể chế phải làm đồng bộ, phải làm sao để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân doanh nghiệp làm ăn dễ dàng hơn. Những gì gây phiền hà, gây khó khăn, gây chậm trễ cho người dân và doanh nghiệp là phải bỏ; cái gì phải giữ để quản lý, phải hết sức rõ ràng, minh bạch.

10/09/2014 20:00
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Như tin đã đưa, tiếp nối các buổi làm việc theo cùng chủ đề về cải cách hành chính với các Bộ, ngành chức năng trong lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư xây dựng, đất đai, sáng nay, 10/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ KHĐT về cải cách thủ tục hành chính trong thành lập, giải thể doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nêu rõ yêu cầu đặt ra là phải phát triển đất nước nhanh và bền vững; phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy, một khâu có ý nghĩa rất quyết định là phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thị trường của thế giới thì phải cạnh tranh, đây là cạnh tranh toàn cầu; nước nào, quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao, có môi trường đầu tư kinh doanh tốt, nước đó sẽ phát triển nhanh, bền vững và giành được thắng lợi.

“Chúng ta không đi con đường nào khác, phải hội nhập với nền kinh tế thị trường của thế giới, phải cạnh tranh để tồn tại, để phát triển. Các nước trên thế giới cũng luôn cải cách để cạnh tranh, để thu hút đầu tư, để có môi trường đầu tư thuận lợi hơn, chi phí cho đầu tư giảm hơn, giá thành rẻ hơn, đưa ra sản phẩm tốt hơn để cạnh tranh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, Đại hội XI của Đảng đã khẳng định rõ việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh và bền vững, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, yêu cầu đặt ra là phải cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, chi phí ít hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Hiện nay, chúng ta đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đã xác định, trước hết là phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường gắn liền với đó là cải cách hành chính để nâng cao năng lực cạnh tranh; huy động các nguồn lực để đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

“Việc hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính luôn là trọng tâm công tác của Chính phủ. Từng bộ ngành, từng địa phương phải tiếp tục rà soát để hoàn thiện thể chế, cơ chế nhằm tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh. Cái này ít tốn tiền nhất, nhưng hiệu quả thì rất lớn, tạo nên năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư thuận lợi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ yêu cầu: Việc rà soát, hoàn thiện thể chế phải làm đồng bộ; phải rà soát theo hướng Chính phủ, chính quyền là kiến tạo và phát triển; làm sao để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân doanh nghiệp làm ăn dễ dàng hơn, phải là chính quyền phục vụ, chính quyền kiến tạo và phát triển. Những gì gây phiền hà, gây khó khăn, gây chậm trễ cho người dân và doanh nghiệp là phải bỏ; cái gì phải giữ để quản lý, phải hết sức rõ ràng, minh bạch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, thủ tục thành lập, giải thể doanh nghiệp đã có bước cải cách quan trọng, nhất là việc thực hiện cơ chế liên thông một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và các thủ tục liên quan đến con dấu của doanh nghiệp. Cơ chế một cửa đã giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện 3 thủ tục cơ bản của quá trình gia nhập thị trường theo quy định từ 32 ngày làm việc (giai đoạn trước năm 2005) xuống còn tối đa 5 ngày làm việc (kể từ năm 2008 đến nay); trong đó, thời gian cơ quan thuế cấp mã số doanh nghiệp là 2 ngày làm việc và thời gian cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ, trả kết quả cho doanh nghiệp là 3 ngày làm việc. Trên thực tế, thời gian trung bình để các tỉnh cấp đăng ký doanh nghiệp là 4 ngày làm việc.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, kết quả đạt được như trên là rất đáng mừng, song luật lệ là như nhau, có nhiều tỉnh chỉ giải quyết mất hơn 1 ngày, điều này thể hệ rõ là ở trách nhiệm: “Nếu như tất cả đều với tinh thần phục vụ, chỉ khung khổ này thôi, không cần phải sửa thì cũng giảm bớt được bao nhiêu công sức của xã hội”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, khả năng cải cách, rút ngắn thời gian làm thủ tục cơ bản của quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp tốt hơn nữa, nhanh hơn nữa là hoàn toàn trong tầm tay. Trên cơ sở này, Thủ  tướng yêu cầu phải rút ngắn 50% thời gian trung bình cấp đăng ký doanh nghiệp như hiện tại, tức là rút từ 4 ngày làm việc như hiện tại xuống còn 2 ngày làm việc.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh; tiếp tục mở rộng và nâng cấp Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; đẩy mạnh hơn nữa việc công khai hóa thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác giám sát, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ đăng ký kinh doanh.

Triển khai hiệu quả, sâu rộng cơ chế một cửa liên thông, nhân rộng cơ chế này để rút ngắn khoảng thời gian  gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Kiên quyết rà soát, sửa đổi các luật liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp, quy định nào phải loại bỏ thì phải bỏ, quy định nào cần giữ thì phải thuận lợi hơn, phải nhanh hơn thông qua ứng dụng mạnh công nghệ thông tin.

Nguyễn Hoàng