• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những năm Ngọ đáng nhớ của TTVN

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/3/1946, nền TDTT cách mạng chính thức được khai sinh với "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Hồ Chủ tịch, tính đến nay Thể thao Việt Nam đã trải qua 5 năm Ngọ.

31/01/2014 08:08

Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ 2014, xin được điểm qua những dấu mốc đáng nhớ của Thể thao nước nhà trong những năm Ngọ đó.

Giáp Ngọ 1954 và trận bóng đá đầu tiên sau ngày giải phóng Thủ đô

Ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội giải phóng. Trong năm này, chắc đến nay ít người còn nhớ, chỉ khoảng 2 tuần sau, vào ngày 25/10, trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức trên SVĐ Hàng Đẫy.

Đội bóng Thể Công cũng được thành lập vào tháng 9/1954 và họ đã thi đấu trận đầu tiên trong lịch sử của mình khi gặp đội Trần Hưng Đạo, gồm các cầu thủ xuất thân từ giới lao động Thủ đô. Kết quả, Thể Công đã giành chiến thắng với tỷ số 1-0 và bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi vào thứ 30 do công của trung phong đội trưởng Nguyễn Văn Bưởi.

Trận đấu này cũng chính là tiền đề để chỉ 1 năm sau Giải Bóng đá toàn miền Bắc đầu tiên được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi "Giải Hoà Bình". Chức vô địch giải đấu này cũng thuộc về đội Thể Công.

Bác Hồ gặp các VĐV dự Ganefo năm 1966. Ảnh tư liệu

Bính Ngọ 1966 với 4 HCV Ganefo

Sự kiện thể thao lớn nhất trong năm này là đoàn TTVN tham dự  Đại hội thể thao các nước đang trỗi dậy châu Á - Ganefo được tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia). Dù đất nước ta lúc này đang còn bị chia cắt, nhiều khó khăn, nhưng kết quả, đoàn Việt Nam đã đoạt được 4 HCV.

Với thành tích xuất sắc này, 4 VĐV giành HCV là Vũ Thị Sen, Trần Oanh, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Hữu Chỉ đã vinh dự được Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp tại Phủ Chủ tịch vào ngày 19/12/1966, được Bác tặng Huy hiệu Hồ Chí Minh và được chụp ảnh chung với Người.

Mậu Ngọ 1978 - Giải VĐQG đầu tiên

Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất và một giải VĐQG với sự góp mặt của các tài năng thể thao cả nước là khát vọng, mong ước của những nhà quản lý thể thao cũng như người hâm mộ nước nhà.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh riêng của đất nước, phải tới năm Mậu Ngọ 1978, mong ước ấy mới thành hiện thực khi Giải Bóng bàn toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Bình Định với sự góp mặt của các cây vợt hàng đầu quốc gia.

Đây cũng là giải vô địch quốc gia đầu tiên được tổ chức. Quan trọng hơn, thành công của giải đấu năm đó đã mở ra thời kỳ mới - thời kỳ của các giải vô địch toàn quốc.

Canh Ngọ 1990 – bắt đầu lộ trình chinh phục SEA Games

Đây là năm diễn ra Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ II và Đoàn TTVN tham gia Đại hội Thể thao châu Á - Asiad tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, dấu ấn lớn nhất của năm Canh Ngọ 1990 chính là sự chuyển mình của thể thao nước nhà cho cuộc chinh phục đấu trường SEA Games.

Sau lần tham dự đầu tiên vào năm 1989 tại Malaysia, TTVN đã có bước đầu tư mạnh mẽ hơn thông qua việc du nhập các môn thể thao mới phù hợp, tập trung phục hồi, đầu tư vào các môn thế mạnh có khả năng giành vị trí cao tại khu vực.

Và sự đầu tư đó đã giúp TTVN có vị trí tốp 3 tại khu vực như hiện nay để tạo đà cho bước chinh phục đấu trường cao hơn là châu Á, thế giới.

Nhâm Ngọ 2002 với bước chuyển lớn

Để chuẩn bị cho SEA Games 22 - kỳ đại hội thể thao quốc tế chính thức đầu tiên được tổ chức tại nước ta, năm 2002 đánh dấu bước chuyển lớn của TTVN trên nhiều mặt. Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình với 2 công trình chính là SVĐ quốc gia cùng Khu liên hợp thể thao dưới nước đạt chuẩn quốc tế ra đời, tạo nên hệ thống cơ sở vật chất thể thao hiện đại đầu tiên của nước ta.

Cũng vào năm Nhâm Ngọ 2002, Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV được tổ chức và được xem là cuộc tổng duyệt lớn về chuyên môn và tổ chức cho SEA Games 22 diễn ra vào năm sau.

Bước chuyển lớn đã trở thành thành công lớn khi SEA Games 22 - Việt Nam 2003 đã thành công tốt đẹp và thực sự là ngày hội lớn của tình đoàn kết, hữu nghị. Với 158 HCV - 97 HCB - 91 HCĐ, Thể thao Việt Nam cũng lần đầu tiên vươn lên chiếm ngôi đầu thể thao Đông Nam Á.

Hoàng Hà