• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những nền tảng TTCK phái sinh được xác lập sau 1.000 phiên giao dịch

(Chinhphu.vn) – Theo Sở GDCK Hà Nội, sau 4 năm thị trường chứng khoán phái sinh ra đời, đã có 1.000 phiên giao dịch với số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục gia tăng. Cũng từ đó, những “cú sốc" trên thị trường do các thông tin cơ bản không tích cực gây nên đã giảm đáng kể, đồng thời nhà đầu tư cũng không ồ ạt rút tiền khỏi thị trường chứng khoán như trước.

09/08/2021 15:19

Lễ khai trương giao dịch hợp đồng tương lai TPCP - Ảnh: HNX.

Thị trường phái sinh Việt Nam có gì sau 1.000 phiên giao dịch?

Theo thống kê của Sở GDCK Hà Nội (HNX), ngày 6/8 vừa qua là ngày giao dịch có ý nghĩa đặc biệt tại HNX với dấu ấn của phiên giao dịch thứ 1.000 được tổ chức trên thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh.

Bốn năm về trước, ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh khai trương hoạt động, đánh dấu bước phát triển quan trọng của TTCK Việt Nam trong việc quản lý và vận hành một thị trường giao dịch sản phẩm mới, một kênh đầu tư mới, đồng thời cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với chứng khoán trên thị trường cơ sở.

Sau 4 năm hoạt động, TTCK phái sinh Việt Nam phát triển nhanh chóng, vượt các kỳ vọng đặt ra, thể hiện rõ vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần ổn định dòng vốn đầu tư trên thị trường cơ sở. Hiện tại, thị trường này cung cấp 2 dòng sản phẩm là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (HĐTL VN30) và hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ (kỳ hạn 5 năm và 10 năm).

Hiện nay, sản phẩm HĐTL VN30 có thanh khoản cao và ổn định nhất trên TTCK phái sinh trong nước, nhất là trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 160.000 hợp đồng/phiên và thị trường đã đạt kỷ lục giao dịch với HĐTL VN30 bằng 356.033 hợp đồng vào ngày 29/7/2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kỷ lục giao dịch mới được xác lập với 403.266 hợp đồng vào phiên giao dịch ngày 12/7. Thống kê giao dịch tháng của HĐTL VN30 cho thấy một xu hướng phát triển tương đối ổn định của sản phẩm trong 1.000 phiên giao dịch...

Ngày 28/6, HNX chính thức khai trương sản phẩm HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm nhằm đáp ứng sát hơn nữa nhu cầu phòng vệ trên thị trường trái phiếu Chính phủ cơ sở với kỷ lục tính đến hết ngày 6/8/2021 đạt 1.123 hợp đồng... Mức giao dịch này tuy chưa cao nhưng cũng là tín hiệu tốt cho thị trường sau một thời gian thiếu vắng giao dịch với HĐTL TPCP…

Từ khi TTCK phái sinh ra đời, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục gia tăng. Tính đến phiên giao dịch thứ 1.000, đã có 423.639 tài khoản được mở, tăng gấp 24,75 lần so với cuối năm 2017. Về cơ cấu thành viên, đã có 23 công ty chứng khoán là thành viên giao dịch, đóng góp tích cực vào hoạt động giao dịch sôi nổi trên thị trường. 

Nền móng quan trọng được xây dựng

Sự ra đời của thị trường phái sinh với hệ thống cơ sở pháp lý được xây dựng chặt chẽ (bao gồm Luật Chứng khoán, các nghị định, thông tư và hệ thống quy chế, quy trình liên quan) đã và đang đặt nền móng quan trọng, tạo đà cho việc củng cố và hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý cho thị trường về dài hạn. Hoạt động vận hành hệ thống (giao dịch, bù trừ, thanh toán), công bố thông tin, giám sát liên thị trường có hiệu quả và thông suốt. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đã quen với cơ chế vận hành của TTCK phái sinh.

Hiện TTCK phái sinh Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng đầu tư, giới nghiên cứu, cơ quan truyền thông trong nước và thế giới. Trong năm 2019, 2020, nhiều công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng đến từ Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore đã đề xuất các hình thức xúc tiến đầu tư cho sản phẩm HĐTL VN30 với Sở GDCK Hà Nội.

HNX đang trình Bộ Tài chính cho phép thực hiện các thủ tục để HĐTL VN30 sớm được cơ quan nước sở tại cho phép các công ty môi giới được giới thiệu rộng rãi sản phẩm này tới cộng đồng các nhà đầu tư tại Đài Loan.

Trên đà hội nhập toàn cầu, TTCKPS Việt Nam đang có xu hướng vận động ổn định cùng chiều với thị trường phái sinh thế giới.

Trong năm 2020, khi TTPS thế giới tăng trưởng 35% so với 2019 (đạt 46 tỷ hợp đồng), thì TTCKPS trong nước cũng đạt mức tăng trưởng gần 80% (đạt gần 40 triệu hợp đồng). Trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng của TTCKPS trong nước đạt hơn 16%, trong khi con số này trên thế giới là khoảng 33%.

Với những thành tựu đáng khích lệ nói trên, TTCK phái sinh Việt Nam đã và đang ngày càng thể hiện rõ vai trò phòng vệ rủi ro đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh, đồng thời là công cụ đầu tư kiếm lời hữu hiệu dựa trên biến động thị trường cơ sở. Kể từ khi phái sinh ra đời, những “cú sốc" trên TTCK do các thông tin cơ bản không tích cực gây nên đã giảm đáng kể cả về số lượng và mức độ tác động, đồng thời nhà đầu tư cũng không ồ ạt rút tiền khỏi TTCK như trước đây. 

Kênh đầu tư tin cậy

Trên cơ sở kết quả đạt được trong 1.000 phiên giao dịch, HNX tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như: HĐTL trên chỉ số cố phiếu khác và trên cổ phiếu đơn lẻ; hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ. Lộ trình cho mỗi sản phẩm sẽ theo sát chủ trương được Chính phủ phê duyệt, gắn với mức độ ổn định của hạ tầng công nghệ cũng như mức độ sẵn sàng của thị trường.

Về hệ thống công nghệ, theo HNX, hệ thống giao dịch bù trừ thanh toán mới thuộc gói thầu với Sở GDCK Hàn Quốc đang được tích cực thử nghiệm và khi hoàn thiện, được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm nhiều chức năng giao dịch ưu việt cho thị trường phái sinh, đảm bảo định hướng phát triển dài hạn của thị trường.

Với việc tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác giám sát trên TTCK phái sinh cũng như giám sát liên thị trường, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả và an toàn, thời gian tới, TTCK phái sinh Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, trở thành một kênh đầu tư đáng tin cậy của nhà đầu tư trên thị trường trong và ngoài nước.

Anh Minh