• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những ưu tiên hàng đầu của kinh tế Mỹ

Đánh giá chung của giới phân tích là trên mặt trận kinh tế, 2 vấn đề rất quan trọng là giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia và cải thiện thị trường lao động sẽ là những ưu tiên hàng đầu của đương kim Tổng thống Obama và các ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng, nhằm "ghi điểm" với cử tri.

09/02/2012 13:59

Năm 2012 là một năm then chốt đối với tương lai kinh tế và chính trị Mỹ, trong bối cảnh cuối năm sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống.

Có 2 vấn đề rất quan trọng là giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia và cải thiện thị trường lao động sẽ là những ưu tiên hàng đầu của đương kim Tổng thống Barack Obama và các ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng, nhằm "ghi điểm" với các cử tri Mỹ.

Trong thông điệp Liên bang 2012, bản thông điệp được coi là cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama đã dành nhiều thời gian nhấn mạnh đến một số ưu tiên lớn gồm nâng cao năng lực sản xuất, tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng tái sinh và cải thiện hệ thống giáo dục - đào tạo.

Biện pháp mà ông Obama đưa ra là tiếp tục hối thúc Quốc hội sớm thay đổi bộ luật thuế, theo đó các tập đoàn và tầng lớp những người giàu phải đóng thuế cao hơn để Chính phủ có ngân sách tăng đầu tư và bảo đảm sự công bằng xã hội.

Trước mắt, Tổng thống Obama hối thúc Quốc hội sớm thông qua kế hoạch chi 447 tỷ USD để thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm. Đây là bản kế hoạch đã bị phe Cộng hòa ngăn chặn trong năm 2011 vì trong đó bao gồm cả việc tăng thuế đối với người giàu.

Ông Obama tiếp tục đề nghị trợ cấp cho các bang đang gặp khó khăn để duy trì đội ngũ giáo viên và những người lần đầu tiên có công ăn việc làm; gia hạn hết năm 2012 đạo luật thuế thu nhập thấp cho 160 triệu người lao động và các khoản trợ cấp cho những người bị thất nghiệp lâu đã kéo dài nhưng hết hiệu lực từ ngày 29/2 tới.

Như vậy, nhìn từ bản thông điệp liên bang năm 2012, người ta có thể nhận thấy 2 khía cạnh rõ nét mà Tổng thống Obama muốn tập trung hướng tới là cân bằng cán cân ngân sách quốc gia trên cơ sở từng bước giảm nợ công, đồng thời thúc đẩy thị trường lao động Mỹ nhằm hướng tới một nền kinh tế bền vững hơn, sau giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Trên thị trường lao động, ít nhất đến thời điểm này, những thông tin tích cực ghi nhận Tổng thống Obama đang đi đúng hướng.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 1/2012, kinh tế Mỹ đã tạo thêm được tổng cộng 243.000 việc làm, cao hơn nhiều so với mức dự báo 155.000 việc làm của nhiều chuyên gia và đưa tỷ lệ thất nghiệp trong tháng giảm xuống 8,3% so với mức 8,6% của tháng 12/2011 và 9% của cả năm 2011. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ trong vòng 3 năm qua và cũng là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ duy trì được đà giảm.

Cùng với cam kết duy trì mức lãi suất siêu thấp gần 0% tới năm 2014 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), rõ ràng kinh tế Mỹ đang chứng kiến những bước tiến khởi sắc hơn.