• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ninh Bình: Diện mạo mới sau 20 năm tái lập tỉnh

(Chinhphu.vn) - Sau 20 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.

29/03/2012 14:21

Thị xã Tam Điệp

Từ một tỉnh nghèo, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là chủ yếu và còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, đến nay, sau 20 năm tái lập tỉnh (tỉnh Ninh Bình được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh, ngày 1/4/1992), Ninh Bình đã trở nên năng động và có nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật.

Nhiều lĩnh vực phát triển cấp số nhân

Lĩnh vực thế mạnh tạo nên sức bật về phát triển kinh tế của tỉnh trong 20 năm qua là sản xuất công nghiệp. Với nguồn tài nguyên, đặc biệt là trữ lượng đá vôi có thể khai thác hàng tỉ m3, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ đó tạo nên bước chuyển biến tích cực về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm đều đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 5 năm (2005 – 2010) đạt trên 28%.  Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 13 nghìn tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2010. Giá trị sản xuất một số sản phẩm tăng cao như xi măng, ô tô, kính xây dựng, giày gia, may mặc... Các dự án công nghiệp lớn đã hoàn thành đầu tư và sản xuất ổn định như Nhà máy cán thép Tam Điệp, các nhà máy xi măng Tam Điệp, Hướng Dương, Duyên Hà, The Vissai …

Năm mới tái lập tỉnh (1992) cơ cấu công nghiệp – xây dựng của Ninh Bình chỉ chiếm 15%, giờ đây tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đã vượt lên chiếm tới trên 49% trong cơ cấu kinh tế.

Lĩnh vực thế mạnh tạo nên sức bật về phát triển kinh tế của tỉnh trong 20 năm qua là sản xuất công nghiệp. Ảnh: Khu công nghiệp Khánh Phú

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước như cho doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, khu du lịch được thuê đất với đơn giá ưu, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Chính phủ và của tỉnh Ninh Bình …

Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, trong nhiều năm trở lại đây, Ninh Bình đã trở thành tâm điểm thu hút vốn đầu tư của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp, dịch vụ với tổng vốn đầu tư đều ở mức trên 15 nghìn tỷ đồng/ năm. Riêng năm 2011 tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt gần 21.410,9 tỉ đồng, gấp 697 lần năm 1991.

Đột phá phát triển từ du lịch

Nếu như cách đây 20 năm du lịch của Ninh Bình còn rất nhỏ bé thì nhưng những năm gần đây đã có bước sự phát triển nhanh chóng, bền vững. Năm 2011 tổng số lượt khách đến các điểm, khu du lịch Ninh Bình là 3,6 triệu người, trong đó khách Việt Nam là 2,9 triệu, chiếm 81,5%, khách quốc tế là gần 700 nghìn chiếm 18,5%.

Ninh Bình đã trở thành tâm điểm thu hút vốn đầu tư của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Thực hiện Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện điều chỉnh, bổ sung 3 quy hoạch, gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, Vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình; tiến hành lập mới 4 quy hoạch liên quan đến du lịch ở Khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Chương, quy hoạch hệ thống cấp điện và hệ thống cấp nước phục vụ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch của ninh Bình không ngừng được đầu tư, nâng cấp, tôn tạo, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm. Đến năm 2011 toàn tỉnh có trên 4.800 cơ sở kinh doanh và phục vụ du lịch, trong đó 201 cơ sở lưu trú, 9 cơ sở lữ hành, trên 4.600 cơ sở ăn uống. Trong đó đã có 6 cơ sở lưu trú cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao như Khách sạn Legend, Resort Emeralda, Cúc Phương Orion resort, khách sạn Hoàng Sơn - Hoà Bình.

Du lịch phát triển kéo theo các dịch vụ khác cùng phát triển như dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, làng nghề truyền thống thêu ren, chế biến cói. Do số cơ sở tăng nhanh nên số lao động thu hút vào phục vụ ngành du lịch cũng tăng lên, đến nay đã thu hút được trên 10.000 lao động. 

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ảnh: Lễ hội Cố đô Hoa Lư, một trong những sự kiện thu hút đông du khách

Để đáp ứng nhu cầu tăng tốc của du lịch, tỉnh Ninh Bình đã có những quy chế, quy định cụ thể, rõ ràng, tạo mọi điều kiện để bảo vệ, khai thác có hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn như quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lưu chứa và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp gây bụi, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh; quy chế quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch; quy định về bảo vệ tài nguyên rừng, hệ thống núi đá vôi, hang động và các loài động vật hoang dã; quy chế quản lý các hang, động phục vụ du lịch.

Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, chính quyền địa phương và Ban quản lý, trạm quản lý tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thường xuyên, chặt chẽ đã đảm bảo được vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch.

Với định hướng đúng đắn cùng nhiều giải pháp chỉ đạo hiệu quả của tỉnh, ngành du lịch Ninh Bình đã dần khẳng định được thương hiệu trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt, Quần thế danh thắng Tràng An đang được Bộ VHTTDL và tỉnh Ninh Bình chuẩn bị hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Với những bước tiến mạnh và xa, du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của mảnh đất Cố đô lịch sử.  

Ngày 30/3/2012, Ninh Bình sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (tỉnh Ninh Bình được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh, ngày 1/4/1992). Trong giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đang đồng lòng chung sức quyết tâm nắm bắt thời cơ, vận hội đưa Ninh Bình trở thành một tỉnh phát triển toàn diện.

Mời xem bài liên quan:

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình: Du lịch tạo bước đột phá phát triển KT-XH

Đào Tuấn