• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ninh Bình: Đột phá về giao thông làm thay đổi sắc thái từ thành thị đến nông thôn

(Chinhphu.vn) - Theo ông Lê Trọng Thành, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình, chủ trương lấy hạ tầng giao thông là khâu đột phá quan trọng tạo động lực phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng đã tạo ra mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn tại tỉnh.

17/05/2023 16:16
Ninh Bình: Đột phá về giao thông làm thay đổi sắc thái từ thành thị đến nông thôn - Ảnh 1.

Ông Lê Trọng Thành, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình

Phương châm 'Truy đến cùng, giải quyết triệt để'

Xác định đột phá về hạ tầng giao thông là "bàn đạp" để phát triển kinh tế, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện những giải pháp gì để đẩy mạnh phát triển hàng loạt công trình trọng điểm, thưa ông?

Ông Lê Trọng Thành: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ". Lời dạy của Người đã được cụ thể hóa trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh với chủ trương lấy hạ tầng giao thông là khâu đột phá quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh triển khai hàng loạt công trình giao thông trọng điểm với một số nội dung chính.

Một là, lựa chọn các công trình trọng điểm. Chúng tôi coi đây là một bước quan trọng có tính quyết định của khâu đột phá. Trên cơ sở thực trạng mạng lưới giao thông và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chúng tôi lựa chọn danh mục các công trình trọng điểm đảm bảo việc đầu tư đúng, trúng và hiệu quả ngay.

Hai là, huy động mọi nguồn lực, cắt giảm các dự án chưa cấp thiết, kém hiệu quả để tập trung đầu tư theo hướng ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm, có tiến độ thi công nhanh.

Ba là, tập trung lãnh chỉ đạo theo phương châm "Truy đến cùng, giải quyết triệt để", tăng cường kiểm tra giám sát triển khai các dự án trọng điểm, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn và tiến độ, sớm đưa các công trình vào khai thác sử dụng.

Tôi có thể kể đến một số công trình trọng điểm tiêu biểu. Trước hết là dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cao Bồ-Mai Sơn. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, tỉnh được giao làm chủ đầu tư và là dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần của cao tốc phía Đông hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2022.

Tiếp theo là tuyến đường bộ ven biển tạo ra sự kết nối quan trọng đối với 7 tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An; tuyến Quốc lộ 1 tránh thanh phố Ninh Bình. Công trình hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Tuyến đường Đông-Tây giai đoạn 1 được khởi công tháng 3/2022 và quyết tâm sẽ thông xe kỹ thuật cuối năm 2023.

Ngoài ra, còn có các tuyến đường tỉnh quan trọng khác, như: Tuyến đường ĐT.482, đường Vạn Hạnh, đường Lê Duẩn, ĐT.477... đã và đang tập trung triển khai thi công đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Đột phá về giao thông trong thời gian qua đã tạo cho Ninh Bình một hệ thống giao thông với trục dọc là cao tốc Bắc-Nam, là Quốc lộ 1, là Bái Đính-Ba Sao, với trục ngang là các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 12 và các tuyến đường Đông-Tây, Bái Đính-Kim Sơn. ĐT 482, cùng với các hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện... đã tạo ra mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn.

Mở dư địa thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Nói về hiệu quả kinh tế-xã hội, xin ông cho biết cụ thể hơn về những lợi ích mà các công trình trọng điểm đem lại cho tỉnh?

Ông Lê Trọng Thành: Trước tiên, tôi muốn khẳng định rằng các hạ tầng giao thông đã làm thay đổi diện mạo các địa phương có tuyến đường đi qua. Các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các khu du lịch-dịch vụ được quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng. Từ đó, làm thay đổi sắc thái từ thành thị đến nông thôn trong toàn tỉnh.

Cùng với đó, tạo ra sự kết nối đồng bộ giữa trục giao thông quan trọng của quốc gia với hệ thống giao thông của tỉnh, giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng núi với vùng biển; kết nối với các trung tâm kinh tế và di sản văn hóa thiên nhiên thế giới như Tràng An, Bái Đính. Qua đó, tăng khả năng tiếp cận về y tế, giáo dục, giao lưu văn hóa của các cộng đồng dân cư, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thứ ba, mở ra không gian, dư địa, thu hút đầu tư và tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

Và quan trọng nhất là bước đột phá về giao thông đã củng cố lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, mang lại niềm tin về một tương lai tươi đẹp và một nước Việt Nam hùng cường như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Trên cơ sở những kết quả tích cực đạt được, để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực cho phát triển kinh tế, kế hoạch trọng tâm trong thời gian tiếp theo của tỉnh là gì, thưa ông?

Ông Lê Trọng Thành: Chúng tôi xác định kết quả đột phá về giao thông mới chỉ là bước đầu, thời gian tới Ninh Bình sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo để triển khai thực hiện các dự án trọng điểm đảm bảo kỹ thuật, an toàn, tiến độ và sớm đưa vào khai thác sử dụng. 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức quản lý, bảo trì ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường đã đưa vào khai thác. Và đặc biệt là quan tâm tới kiểm soát tải trọng để đảm bảo tuổi thọ của công trình và tăng chất lượng khai thác hiệu quả đầu tư.

Thời gian tới, bám sát sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương để triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, như dự án cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, dự án đường sắt tốc độ cao.

Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Ngọc