• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nỗ lực bảo vệ đàn voi ở Đồng Nai

(Chinhphu.vn) - Ngày 15/4 tại Đồng Nai, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam tiến hành bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai các thiết bị phục vụ chương trình giám sát voi tại Đồng Nai.

15/04/2022 11:15
Nỗ lực bảo vệ đàn voi tại Đồng Nai - Ảnh 1.

Các thiết bị giám sát voi để giảm xung đột với con người được bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai - Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp

Chương trình đã được thực hiện từ năm 2020 này thuộc khuôn khổ dự án "Bảo vệ voi châu Á tại Đồng Nai thông qua các giải pháp giảm thiểu và ngăn chặn xung đột voi người một cách bền vững". Nhóm thiết bị chuyên dụng được bàn giao gồm 10 máy ảnh và 60 bẫy ảnh và một số thiết bị khác.

Cũng tại sự kiện này, các bên đã ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu sinh thái học và xã hội học của  loài voi với Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu tại Đồng Nai nhằm đảm bảo tính liên tục và bền vững của chương trình giám sát.

Chương trình giám sát voi và vùng sinh cảnh nhằm hiểu về voi và vùng sống của chúng là một trong những giải pháp căn bản để bảo tồn loài voi và giảm thiểu xung đột voi người. Các trường dữ liệu về đặc điểm, tập tính, hành vi của voi và các vụ xung đột voi người, … sẽ được ghi nhận và cập nhật thường xuyên. 

Dữ liệu này sẽ được phân tích để tìm ra cấu trúc xã hội của đàn, mức độ xung đột voi người, dự báo tác động để điều chỉnh các giải pháp mang tính khả thi cho từng khu vực. Để chương trình thành công, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, lực lượng thực thi, cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng đồng chuyên gia từ tổ chức phi chính phủ cũng là yếu tố quan trọng.

Voi ở Việt Nam đã suy giảm nghiêm trọng trong vòng 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực, quần thể voi tại Đồng Nai đã cho thấy tín hiệu đáng mừng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo

Ông Bảo thông tin thêm mới đây, Chính phủ đã cho phép gia hạn thực hiện Đề án Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2025. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Đồng Nai tiếp tục các giải pháp bảo tồn đã và đang được thực hiện. Việc hợp tác dựa trên điểm mạnh của mỗi bên để giám sát các đàn voi nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp đã thể hiện rõ cam kết của tất cả các bên trong nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã tại Việt Nam.

Đỗ Hương