• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nỗ lực cải cách hành chính trong nông nghiệp

(Chinhphu.vn) - Ngày 24/3, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023.

24/03/2023 14:20
Nỗ lực cải cách hành chính trong nông nghiệp - Ảnh 1.

Hội nghị Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023 của Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, về thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, năm 2022, Bộ NN&PTNT đã hoàn thành 252/265 nhiệm vụ.

Về cải cách hành chính, năm 2022, Bộ đã thẩm định các nội dung quy định thủ tục hành chính tại 12 dự thảo thông tư và 62 thủ tục hành chính; tỉ lệ hoàn thành rà soát, đơn giản hóa là 213%. Tổng số thủ tục hành chính đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa là 32 thủ tục hành chính. 100% thủ tục hành chính thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả tại bộ phận một cửa.

Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban 1899, các đơn vị thuộc Bộ đã hoàn thành xây dựng, kết nối tổng số 29 thủ tục (100%) thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

Đến nay, các đơn vị đã tiếp nhận trên 2,13 triệu hồ sơ điện tử qua Cổng một cửa quốc gia, đã xử lý, cấp phép 2,12 triệu hồ sơ. Riêng năm 2022, các đơn vị đã xử lý, giải quyết 508.000/510.000 hồ sơ điện tử qua Cổng một cửa quốc gia.

Theo ông Nguyễn Xuân Ân, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT), để hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ đã hoàn thành chỉ đạo xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng.

Các đơn vị thuộc Bộ triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số và hoàn thành 53/77 nhiệm vụ (đạt 70%), còn lại 24 nhiệm vụ chưa kết thúc sẽ chuyển sang năm 2023. Điển hình như: Ban hành kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ phiên bản 2.0; phê duyệt chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; phê duyệt đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản…

Ông Nguyễn Văn Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) cho biết, nhiều đơn vị trong Bộ như Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật… là điểm sáng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Năm 2023, Bộ tập trung hoàn thiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch, trọng tậm là nghiên cứu, rà soát các vướng mắc ở thông tư đã ban hành. Vừa qua, Bộ đã nhận được trên 50 văn bản kiến nghị về 14 lĩnh vực cụ thể. Vụ Pháp chế đang trình lãnh đạo Bộ để các đơn vị chuyên môn rà soát để sớm sửa đổi, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ NN&PTNT vẫn có một số mục tiêu về cải cách hành chính chưa đạt được như cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.  Tình trạng chậm tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch vẫn chưa được khắc phục triệt để. Một số đơn vị có cơ chế quản lý hồ sơ, giấy tờ, văn bản điện tử còn nhiều bất cập, tổ chức bộ máy còn chồng chéo.

Việc giải quyết thủ tục hành chính ở một số đơn vị vẫn còn tình trạng trễ hạn, kiểm tra chuyên ngành còn sự chồng chéo giữa các đơn vị, việc số hóa hồ sơ giấy tờ liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính còn chậm…

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị đánh giá, việc thực hiện được nhiều nhiệm vụ đã chứng minh sự tích hợp, hợp tác của các đơn vị, các thành viên trong Bộ với nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các phản ánh của nhân dân, địa phương đã được các đơn vị kịp thời tiếp nhận và giải đáp thỏa đáng.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, năm 2023, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; phát huy sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số từng bước hiệu quả; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là việc thực hiện cần bám sát theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ gắn với thực hiện chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bộ cũng chỉ đạo triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 của Bộ (54 nhiệm vụ, 125 hoạt động) góp phần đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ gắn với thực hiện chiến lược ngành.

Triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2023, Bộ NN&PTNT đã có Kế hoạch hành động và phân công 6 nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu chia thành 2 nhóm: Nhóm 3 chỉ tiêu giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và nhóm 6 chỉ tiêu Bộ bổ sung riêng.

Để nâng cao tính trách nhiệm, Bộ NN&PTNT cũng tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể và người đứng đầu các cấp trong triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính.

Đỗ Hương