• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nobel Hóa học 2019 vinh danh 'lợi ích vĩ đại nhất đối với nhân loại'

(Chinhphu.vn) - Các nhà khoa học John B.Goodenough (người Mỹ), M.Stanley Wittingham (người Anh) và Akira Yoshino (người Nhật Bản) đã giành giải Nobel Hóa học năm 2019 với các công trình nghiên cứu, phát triển pin lithium-ion, được xem là "lợi ích vĩ đại nhất đối với nhân loại".

10/10/2019 09:12
Theo Hội đồng Giải thưởng Nobel, "Loại pin nhẹ, có thể sạc lại được nhiều lần và mạnh hơn này hiện đang được sử dụng trong nhiều thiết bị, từ điện thoại di động đến máy tính xách tay và xe điện... và có thể tích trữ một lượng đáng kể năng lượng Mặt trời và gió, có thể tạo ra một xã hội không sử dụng nhiên liệu hóa thạch". Đây có thể được xem là nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

Hội đồng trên cho biết pin lithium-ion đã tạo ra một cuộc cách mạng cho cuộc sống của con người kể từ khi có mặt trên thị trường vào năm 1991, đồng thời nhấn mạnh loại pin này là "lợi ích vĩ đại nhất đối với nhân loại". 

Vào đầu những năm 1970, ông Whittingham đã phát triển loại pin lithium-ion có thể sử dụng được đầu tiên. Sau đó, ông Goodenough đã nghiên cứu và thành công trong việc tăng gấp đôi khả năng hoạt động của pin. Cuối cùng, ông Yoshino là người loại bỏ thành công lithium tinh khiết ra khỏi pin, phát triển pin dựa hoàn toàn vào lithium-ion. Công trình của ông Yoshino giúp pin an toàn hơn và có thể sử dụng được trong các ứng dụng thực tế. 

Giáo sư Mark Miodownik thuộc Đại học London chia sẻ: “Tôi rất vui là pin lithium-ion cuối cùng đã được công nhận. Đây là một trong những sản phẩm của khoa học vật liệu có ảnh hưởng nhất, tác động lên đời sống hiện đại của con người. Mặc dù đã 30 tuổi, pin này vẫn chưa bị một công nghệ pin nào khác tốt hơn làm lu mờ, cho thấy phát hiện này mới lớn lao làm sao”.

Nhà khoa học người Mỹ John B.Goodenough, 97 tuổi, đã trở thành người cao tuổi nhất từng đoạt giải Nobel. Hơn 40 năm trước, ông từng tham gia phát minh loại pin đang dùng cho điện thoại di động, iPad... Trong khi đó, nhà khoa học Stanley Wittingham, 78 tuổi, hiện là giáo sư hóa học và là Giám đốc của cả Viện Nghiên cứu vật liệu và Chương trình Khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Đại học Binghamton, một phần của Đại học bang New York. Ông Akira Yoshino là nhà hóa học Nhật Bản, thành viên của Tập đoàn Asahi Kassei và giáo sư Đại học Meijo.

Năm ngoái, giải Nobel Hóa học đã được trao cho 2 nhà khoa học người Mỹ là Frances H.Arnold, George P.Smith và Gregory P.Winter (người Anh) với công trình nghiên cứu enzyme theo phương pháp tiến hóa có định hướng và thể thực khuẩn của sự kết hợp hai hay nhiều axit amin tạo thành chuỗi và kháng thể.

Mỗi giải Nobel sẽ được trao 9 triệu kronor Thụy Điển (hơn 900.000 USD).

Tiếp sau giải Nobel Hóa học, giải Nobel Văn học sẽ được công bố ngày 10/10, Nobel Hòa bình vào ngày 11/10 và Nobel Kinh tế vào ngày 14/10. Đáng chú ý, năm nay, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển sẽ công bố các chủ nhân giải Nobel Văn học cả năm 2018 và 2019.

Lễ trao các giải Nobel sẽ được tổ chức vào ngày 10/12 tới tại Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy)./.

BT