• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nối dài, nhân rộng tình yêu Tổ quốc

(Chinhphu.vn) - Trước khi Bộ GDĐT ra chỉ thị yêu cầu các trường ĐH, CĐ tổ chức Lễ chào cờ hát Quốc ca vào các buổi sáng thứ Hai hằng tuần, thì đây đã là một nếp sinh hoạt không thể thiếu với thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

16/05/2014 08:50
Thi hát Quốc ca
Đều đặn, mùa đông bắt đầu từ 7 giờ 30, mùa hè từ 6 giờ 50 sáng thứ Hai hằng tuần, trước khu Hiệu bộ, toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đứng nghiêm hàng thẳng lối, nhìn lên lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió mà tự hào cất cao giọng ca hào hùng: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”.

Lòng yêu nước từ những việc dung dị, bình thường

Hình ảnh thiêng liêng, cao đẹp đó có sức lôi cuốn kỳ diệu đối với gần 1.000 sinh viên và các thầy cô giáo trước mỗi giờ đầu tiên ngày thứ Hai của tuần học tập và làm việc mới.

Giải thích cho chúng tôi về ý tưởng tổ chức hoạt động này, thầy Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Giáo dục tình yêu Tổ quốc là việc tất cả mọi người đều nên làm. Có những người thực hiện điều này bằng hy sinh máu xương bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện cho phép, chúng tôi cũng muốn thể hiện tình yêu Tổ quốc theo cách của mình. Đó là bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca”.

Ngoài ra, lễ chào cờ với Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội còn có ý nghĩa khác, cũng là tạo gốc rễ để sau này chính các giáo viên tương lai truyền đạt được ý nghĩa thiêng liêng của lễ chào cờ, bài hát Quốc ca đến với các thế hệ học sinh của mình. Và qua đó, tình yêu Tổ quốc sẽ tiếp tục được nối dài, nhân rộng.

“Chỉ có thực sự cảm nhận tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc trong tim mỗi khi đứng nghiêm trang dưới lá cờ Tổ quốc, cùng đồng thanh hát vang những ca từ đầy ý nghĩa của bài Quốc ca, các em mới có thể truyền ngọn lửa yêu nước trong tim mình đến với các thế hệ tương lai của đất nước. Đó là con đường nhanh nhất để truyền lòng yêu nước vì đó là con đường từ trái tim đến trái tim”, ông Tuấn tin tưởng.

Trân trọng những ngày đang sống

Bạn Dương Hải Yến, sinh viên năm thứ nhất Khoa KHXNNV chia sẻ: “Khi nhà trường tổ chức lễ chào cờ thứ Hai đầu tuần, ban đầu, cá nhân em và rất nhiều bạn khác cảm thấy... không thật hào hứng vì phải đến sớm hơn so với bình thường. Nhưng khi đã vào nếp rồi thì chúng em lại thấy lễ chào cờ rất có ý nghĩa. Đặc biệt là trong những ngày này, khi vấn đề bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trở nên cấp thiết, giờ chào cờ càng khiến chúng em trân trọng hơn những ngày mình đang sống, những gì mình đang được hưởng. Chúng em thực sự cảm thấy giờ chào cờ đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mình và chúng em càng biết ơn những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc để chúng em được sống trong hoà bình”.

Cảm xúc chân thật đó là động lực khiến gần 1.000 sinh viên tự mỗi người có ý thức đến sớm hơn để dự lễ chào cờ. Yến còn cho biết nếu bạn nào không thể đến lớp đúng giờ để dự giờ chào cờ đều báo cáo rất nghiêm túc.

Mỗi buổi sáng thứ Hai hằng tuần đứng dưới lá cờ tung bay, bên tượng Bác Hồ và hát vang bài hát Quốc ca, ai cũng thấy trong lòng mình vô cùng xúc động, tự hào. 1.000 con người, 1.000 lời hát cùng hòa vang tha thiết, hào hùng và điều đó đã gắn kết bền chặt những con người khác nhau về tính cách, suy nghĩ, về hoàn cảnh sống.

“Chúng em cảm thấy rất rõ ràng cái tôi cá nhân của mình đang hòa cùng tập thể, và ngược lại cảm thấy sức mạnh của tập thể trong máu, trong trí tuệ của mình. Đó là một cảm giác mà khi chưa được tham gia lễ chào cờ tại trường, chúng em chỉ thấy nó khá mơ hồ...”, bạn Dương Hải Yến nói.

Sinh viên Nguyễn Phan Quỳnh Anh chia sẻ với sự hỗ trợ giúp đỡ và chia sẻ của các thầy cô chủ nhiệm lớp, các anh chị cán bộ đoàn trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa đã giúp em hiểu hơn về ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc, bài hát Quốc ca và các tấm gương anh hùng hy sinh vì Tổ quốc. Điều này khiến cho em cảm thấy giờ chào cờ không đơn thuần chỉ là hoạt động phong trào.

Chính những cảm xúc thiêng liêng, tự hào về Tổ quốc trong mỗi giờ chào cờ mang lại đã khiến lễ chào cờ mỗi thứ hai hằng tuần trở thành một sinh hoạt giàu ý nghĩa với mỗi sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm HN.

Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, để đưa lễ chào cờ, hát Quốc ca hằng tuần thành nếp sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện một cách nghiêm túc, trường đã thành lập Ban Chỉ đạo phong trào hát quốc ca và các bài hát truyền thống.

Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức tổ chức hội nghị trao đổi về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên thông qua việc hát Quốc ca và các nghi thức trong hoạt động tập thể; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về các bài học lịch sử, về lá cờ Tổ quốc, về nội dung ý nghĩa từng lời của bài Quốc ca; thi hát Quốc ca và những bài hát truyền thống...

Nguyệt Hà