• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nỗi đau mang tên da cam

Chiến tranh đã qua đi hơn 35 năm nhưng những di chứng của nó để lại vẫn còn đậm nét bởi có trực tiếp đi và gặp gỡ những người bị phơi nhiễm, những người là nạn nhân của thứ chất độc quỷ quái da cam/dioxin thì chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau do chiến tranh gây ra. Hằng ngày, hằng giờ trên khắp đất nước Việt Nam, ước tính trên 4,8 triệu người bị phơi nhiễm trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân trực tiếp vẫn đang sống chung, chịu đựng sự giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần do bệnh tật từ những di chứng ấy. Biết bao gia đình nông dân vốn nghèo khó nay lại càng khốn khó hơn. Chỉ tính riêng Đồng Nai cũng đã có trên 13.147 nạn nhân bị ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin, có 4.988 người trong tổng số tham gia kháng chiến; 8.159 người dân thường và 3.196 (chiếm 24,3%) nạn nhân là trẻ em, hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị bệnh ung thư và các bệnh nan y khác.

11/08/2011 20:40
Vẫn còn nhiều người hàng ngày sống chung với bệnh tật do di chứng da cam để lại. * Da cam – nỗi đau còn dai dẳng Câu chuyện thương tâm của ông Đinh Xuân Định, xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu) về các con mình mang đầy ám ảnh. Tham gia chiến đấu chống Mỹ tại chiến trường Tây Nguyên trong những năm 1972. Cũng như bao nguời lính, khi đất nước hòa bình trở về cuộc sống đời thường, ông lập gia đình và mong muốn được cùng vợ mình xây đắp một cuộc sống gia đình hạnh phúc, yên ấm. Nhưng có ngờ đâu, nỗi đau liên tiếp ập xuống khi trái ngọt của hạnh phúc là ba đứa con sinh ra liên tiếp cứ lần lượt ra đi do căn bệnh lạ. Cầu khẩn, mong may mắn sẽ mỉm cười, ông động viên vợ sinh tiếp để có con nối dõi, hủ hỉ với hai vợ chồng lúc về già. Thế nhưng… hai đứa sau tình trạng cũng không khá hơn khi càng lớn chúng chỉ biết chạy, nhảy, đùa nghịch một cách vô cảm, khóc, cười lẫn lộn dù chúng đã ở xấp xỉ đôi mươi. Nhìn con ông bà cũng chỉ biết nuốt nước mắt, chôn nỗi đau vào lòng mà không rõ nguyên nhân. Chỉ đến một thời gian sau khi được động viên đi kiểm tra sức khỏe, vợ chồng ông mới vỡ lẽ đó là do chúng bị di chứng da cam/dioxin từ ông. Đành ngậm ngùi đổ lỗi do số phận không may mắn, vợ chồng ông Định chỉ còn biết thay nhau ở nhà trông nom, chăm sóc chúng. Niềm an ủi duy nhất khi đứa con gái út của ông sinh ra, lớn lên bình thường và đã xây dựng hạnh phúc gia đình. Nhưng niềm vui đó cũng không trọn vẹn vì đứa cháu ngoại con cô gái cũng đang trong diện nghi vấn bị ảnh hưởng chất độc hóa học do ngơ ngẩn suốt ngày. Nỗi đau da cam vẫn còn hằn rõ trên đôi mắt thâm quầng của người cựu chiến binh Đinh Phương. Ông Phương đã từng tham gia chiến đấu tại khu vực Hiếu Liêm, Mã Đà và rừng Chiến khu Đ, bị nhiễm chất độc hóa học. Trở về sau cuộc chiến, ông lập gia đình với chị Hoàng Thị Xuân và đưa nhau từ Ninh Bình vào lập nghiệp tại Đồng Nai. Cuộc sống của vợ chồng cựu chiến binh Phương cứ tưởng êm xuôi khi thấy chị có bầu đứa con đầu rất mạnh khỏe. Nhưng sau đó chỉ chưa đầy 6 tháng chị bị sảy thai khi đứa con chưa kịp chào đời. Đau đớn mất mát, một thời gian sau, chị lại có bầu đứa thứ hai cũng chưa được 5 tháng lại bị sảy thai. Cả hai vợ chồng đi khám sức khỏe thì được bác sỹ nghi bị ảnh hưởng chất độc hóa học. Cả hai vợ chồng cùng đến xét nghiệm tại Trung tâm nhiệt đới Việt Nga thì được biết anh Phương bị ảnh hưởng của chất độc hóa học trong thời kỳ tham gia chiến đấu. Đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh thăm và tặng quà cho nạn nhân. Vợ chồng tự an ủi cầu may rồi tiếp tục bồi dưỡng sức khỏe và sinh tiếp được 3 người con trong đó Đinh Thị Hoàng Loan, chào đời khi chưa đầy 7 tháng tuổi. Dù nhận được sự chăm sóc nỗ lực của gia đình nhưng cô bé ảnh hưởng quá nặng chất độc hóa học từ người cha nên Loan không thể nói chuyện rõ ràng như những đứa trẻ khác. Ngay từ khi sinh ra, cuộc đời Loan gắn liền với chiếc xe lăn, trên đó là thân hình vẹo vọ, không lành lặn do di chứng da cam để lại. Song dù bị tật nguyền đau đớn về thể xác nhưng những ước mơ bình dị của Loan đã được cô bé gửi vào những vần thơ lãng mạn. Mặc dù không được học qua trường lớp nào, chỉ học từ người em gái và thầy giáo tình nguyện dạy vi tính, Loan đã làm trên 200 bài thơ và vừa cho ra mắt tập thơ “Cảm ơn cuộc đời” do Hội Văn nghệ Đồng Nai ấn hành. * Cùng chung tay xoa dịu nỗi đau Nhằm khắc phục và phần nào xoa dịu những nỗi đau còn lại sau chiến tranh, thời gian vừa qua, Đồng Nai đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục hậu quả ảnh hưởng từ chất độc da cam. Cụ thể như Ban chỉ đạo 33 của tỉnh và Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin được thành lập, trở thành cầu nối cho những tấm long vàng để đoàn kết, vận động và ủng hộ nạn nhân da cam. Song song đó, toàn tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động như: trồng rừng, cải tạo đất tại khu vực Mã Đà, Hiếu Liêm; thực hiện việc quan trắc môi trường định kỳ hàng năm; lập báo cáo về ô nhiễm môi trường lan truyền, tích tụ dioxin vùng phụ cận sân bay Biên Hòa…Việc khắc phục hậu quả tại sân bay Biên Hòa, các vùng phụ cận; tổ chức khảo sát đánh giá tác động môi trường khu vực sân bay Biên Hòa; đã thực hiện chôn lấp theo quy chuẩn tại khu Z1 ở sân bay với diện tích 4,7 ha. Đối với các vùng bị ô nhiễm nặng còn lại như hạ lưu bãi Z1; khu vực Tây nam sân bay Biên Hòa và các hồ trong sân bay cần rất nhiều nguồn kinh phí, ước tính khoảng 35 triệu đô la cho công cuộc tẩy rửa và khắc phục… Khảo sát khu vực ảnh hưởng tại sân bay Biên Hòa. Ngay sau khi được thành lập, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tích cực vận động ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân; giúp họ hòa nhập cộng đồng; đại diện nạn nhân đấu tranh đòi công lý; xây dựng được 94 căn nhà tình thương cho nạn nhân với số tiền 1,8 tỷ đồng; thực hiện chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nạn nhân vượt khó, dạy nghề cho nạn nhân da cam, tổ chức trao học bổng tiếp sức đến trường cho 486 lượt học sinh là nạn nhân hoặc con nạn nhân với trị giá trên 655 triệu đồng. Chỉ tính riêng trong đợt đầu tháng 8 này, ít nhất tại Tỉnh hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã thành lập 5 đoàn cùng với các mạnh thường quân đến thăm và tặng quà cho 550 nạn nhân da cam bị ảnh hưởng nặng từ chất độc da cam/dioxin; cùng đó là các hoạt động kỷ niệm, khánh thành trung tâm nuôi dưỡng trẻ em, người tàn tật bị da cam và nhiều hoạt động thiết thực khác nữa… Để khắc phục hậu quả do di chứng từ chất độc hóa học trong chiến tranh để lại vẫn phải cần một thời gian rất dài nữa nhưng với sự chung tay, góp sức của những trái tim nhân ái từ cả cộng đồng xã hội, mong rằng sẽ làm vợi bớt bất hạnh trong các gia đình đang mang nỗi đau da cam. N.L