• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nội dung họp báo kết thúc Hội nghị CSOM

(Chinhphu.vn) - Chiều 07/11, tại Trung tâm Báo chí Quốc tế đã diễn ra buổi họp báo Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp APEC (CSOM) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC Việt Nam 2017.

07/11/2017 15:16

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC Việt Nam chủ trì họp báo về Hội nghị CSOM. Ảnh: VGP/Thế Phong

Hội nghị CSOM là hoạt động mở đầu cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ 06 đến 11/11.

Mở đầu buổi họp báo, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ về những tổn thất do thiên tai, bão lũ gây ra cho người dân các tỉnh miền Trung thời gian qua.

Thông báo về Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp khai mạc sáng 06/11, Chủ tịch SOM APEC 2017 cho biết, Hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của 4 Ủy ban APEC là Thương mại và Đầu tư, Kinh tế, Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật, Ngân sách. Các báo cáo cho thấy sự phát triển tích cực của các nước thành viên trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động chung APEC, nổi bật trong lĩnh vực phát triển nhân lực và hợp tác giáo dục…

Thứ hai, Hội nghị đã thảo luận về nỗ lực duy trì thương mại tự do và thuận lợi hóa đầu tư. Việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương được nhiều đại biểu đề cập. Các quan chức cao cấp đã thông qua lộ trình về kinh tế mạng, kinh tế số để báo cáo lên các Bộ trưởng APEC. Các nền kinh tế thành viên đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thứ ba, Hội nghị đã thông qua Kế hoạch hành động chung của Ủy ban Kinh tế, với tiến trình Các quan chức cao cấp Tài chính, nhất trí duy trì lâu dài cơ quan hỗ trợ chính sách cho APEC. Đây là kết quả quan trọng, phản ánh nỗ lực dài hạn của các thành viên nhằm tăng cường hợp tác các tiến trình của APEC, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC trong thời gian tới.

Cuối cùng, Hội nghị nhất trí trình lên Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị Cấp cao các nhà lãnh đạo APEC một số văn kiện mang tính định hướng chiến lược cho sự hợp tác APEC trong những thập niên tới.

Phóng viên quốc tế tham dự họp báo CSOM. Ảnh: VGP/Thế Phong

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC 2017 cũng dành thời gian trả lời, làm rõ nhiều nội dung mà các phóng viên trong và ngoài nước quan tâm.

Trả lời câu hỏi về việc thúc đẩy phát triển TPP trong thời điểm chỉ còn 10 thành viên tham gia, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, trong khuôn khổ hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có rất nhiều kênh khác nhau để đưa tới liên kết hợp tác giữa các nền kinh tế trong khu vực APEC, trong đó TPP là một kênh. Ngoài TPP, hiện nay trong khu vực APEC có những khu vực mâu dịch tự do sâu rộng, đơn cử như Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Thực tế, trong khu vực hiện có trên 150 hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực. Ngoài ra, hiện nay đang diễn ra đàm phán đối tác toàn diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam việc tham gia hiệp định TPP thể hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ nói chung. Trong lĩnh vực kinh tế việc đa dạng hoá các thị trường, mở rộng liên kết kinh tế là một trong những lĩnh vực của Việt Nam, nên Việt Nam chủ động tham gia ngay từ đầu.

Hiện nay trong bối cảnh mới, Việt Nam sẽ phối hợp tích cực với các nền kinh tế khác, thúc đẩy nội dung còn lại, thu hẹp khoảng cách và cân bằng lợi ích tốt nhất sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

Về chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, nhận lời của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong chuyến công du châu Á sẽ dành ngày 10/11 tham gia Hội nghị Cấp cao APEC, ngày 11-12/11 sẽ thăm chính thức cấp nhà nước Việt Nam. Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam sau khi cầm quyền, thể hiện sự quan tâm không chỉ đối với khu vực mà còn đối với Việt Nam.

"Tôi cho rằng Tổng thống Donald Trump khi đến dự Hội nghị Cấp cao các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, đồng thời thăm cấp nhà nước đến Việt Nam chuyển đi thông điệp mạnh mẽ, cam kết của Mỹ đối với hợp tác, liên kết, thịnh vượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam đã xây dựng mối qua hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ từ năm 2013, và mối quan hệ này đang tiếp tục phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực. Tôi tin rằng chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam lần này sẽ tiếp tục để hai bên có cơ hội trao đổi làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp với xu thế chung hiện nay", Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đến từ Papua New Guinea về những thách thức của một số nền kinh tế kém phát triển hơn trong các thành viên APEC, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh hợp tác trong APEC rất đa dạng, gồm các nền kinh tế phát triển hàng đầu và những nền kinh tế đang phát triển. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận của Việt Nam là tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế để phát triển.

Nhóm PV APEC