• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nỗi lo nguồn nhân lực bậc học mầm non!

Trong khi các bậc học khác không lo thiếu nguồn lực thì bậc học mầm non vốn vất vả, thu nhập thấp, lại đang chật vật với tình trạng vừa thiếu giáo viên vừa thiếu nhân viên.

21/09/2011 10:21
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT TX.Long Khánh cho hay: “Năm học này, các bậc tiểu học và THCS không thiếu giáo viên nhưng bậc mầm non lại trong tình trạng thiếu trầm trọng”. * Thiếu cả giáo viên lẫn nhân viên Cụ thể, ngành GD-ĐT TX.Long Khánh cần tuyển mới 60 giáo viên mầm non nhưng hiện chỉ nhận được 41 hồ sơ dự tuyển. Như vậy, bậc học này còn thiếu tới 19 giáo viên. Giáo viên bậc mầm non Nhà thiếu nhi tỉnh trong giờ dạy học. Tương tự, tại TP.Biên Hòa, bà Ngô Diệu Thanh, Phó trưởng phòng GD-ĐT lo lắng trước tình trạng thiếu giáo viên mầm non ở gần 400 nhóm trẻ gia đình. Theo bà Diệu Thanh, nguyên nhân là do đội ngũ giáo viên mầm non làm việc không ổn định. Không chỉ thiếu giáo viên mà các trường còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên cấp dưỡng. Theo điều lệ trường mầm non, cứ 50 cháu phải có 1 cấp dưỡng. Thực tế, nhiều trường mẫu giáo, mầm non phải hoạt động trong tình trạng thiếu đội ngũ này. Bà Văn Thị Huệ, chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Xuân Lộc cho biết: “Thời gian qua, toàn bậc học mầm non đã có tới trên 30 nhân viên cấp dưỡng xin nghỉ việc. Chúng tôi có tuyển mới được một số nhân viên nhưng hiện bậc học này vẫn còn thiếu tới 50 nhân viên cấp dưỡng và bảo vệ”. Tại huyện Nhơn Trạch, bậc mầm non hiện cũng chỉ có 54 cấp dưỡng. Với số lượng trên 6 ngàn trẻ, bậc học này ở Nhơn Trạch còn cần trên 100 cấp dưỡng mới đủ. “Chúng tôi gần như không có bất kỳ yêu cầu về trình độ khi tuyển dụng nhân viên cấp dưỡng, nhưng rất khó tuyển được lực lượng này. Hiện bậc học mầm non của huyện Vĩnh Cửu còn thiếu gần 30 nhân viên cấp dưỡng” - bà Nguyễn Ngọc Hiệp (Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Cửu) cho biết. * Đâu là nguyên nhân? Vấn đề mấu chốt khiến bậc học mầm non thiếu giáo viên và nhân viên là do chính sách chi trả lương còn quá thấp, chế độ tăng giờ còn nhiều bất cập. “Với đặc thù trường mầm non, giáo viên và nhân viên phải làm việc từ sáng sớm cho tới chiều muộn (chỉ được nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng buổi trưa). Công việc quá vất vả trong khi thu nhập của họ lại quá thấp, không đảm bảo đời sống” - ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT TX. Long Khánh cho biết. Đồng tình với nhận định này, lãnh đạo các Phòng GD-ĐT huyện Xuân Lộc và Nhơn Trạch cho hay, nếu không có sự hỗ trợ, mức lương khởi điểm cho nhân viên cấp dưỡng sau khi trừ các khoản đóng góp theo quy định, mỗi tháng chỉ được khoảng 800 ngàn đồng! Trong khi các trường mẫu giáo, mầm non thiếu giáo viên và nhân viên nhưng để tuyển được nguồn nhân lực này lại vô cùng khó khăn. Bà Văn Thị Huệ (Phòng GD-ĐT huyện Xuân Lộc) cho biết: “Rất nhiều người đến xin việc nhưng rồi bỏ đi ngay khi biết mức lương hàng tháng. Một số nhân viên đồng ý làm việc nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn lại xin nghỉ để chuyển sang công việc khác”. Trưởng phòng GD-ĐT TX.Long Khánh cho hay: “Một số trường “giữ chân” được đội ngũ này vì nhân viên cấp dưỡng đã lớn tuổi khó có thể tìm được công việc mới phù hợp, một số nhân viên cấp dưỡng được kiêm luôn bán căn tin hoặc các trường có sự chủ động khi vận động sự hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh”. Dù các trường có sự chủ động, linh hoạt phần nào thì đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Giải quyết tình trạng này là bài toán nan giải đối với ngành... Theo Báo Đồng Nai