• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nông dân xã Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu): Hiến đất mở đường

Thời gian qua, nhiều bà con nông dân ở xã Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tự nguyện đóng góp sức người, sức của, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Việc làm ý nghĩa đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê và thúc đẩy kinh tế, xã hội vùng nông thôn phát triển.

15/12/2010 12:38

Hiến đất làm đường

Ông Mai Văn Nhựt, Chủ tịch UBND xã Xuyên Mộc cho biết, cách đây 5 năm, hệ thống đường giao thông nông thôn của xã chủ yếu là đường đá, nhiều ổ gà nên người dân đi lại khó khăn. Trải qua nhiều năm, các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, việc đi lại, vận chuyển nông sản, phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con gặp nhiều khó khăn. Muốn kinh tế phát triển thì đầu tư cho phát triển giao thông nội đồng là việc làm cần thiết. Cuối năm 2004, UBND xã Xuyên Mộc đã đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn nội đồng, sau đó tổ chức họp dân và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Chủ trương trên được nhân dân rất đồng tình ủng hộ. Ngoài những tuyến đường do Nhà nước đầu tư, những tuyến đường còn lại UBND xã đã thực hiện theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Theo đó, UBND xã, Hội Nông dân xã vận động mọi gia đình sống hai bên đường hiến đất để mở rộng đường.

Nhờ làm tốt công tác dân vận và đưa ra chủ trương hợp lòng dân nên nhiều hộ gia đình đã sẵn sàng đóng góp ngày công tham gia giải tỏa, đốn chặt cây cối trên phần đất đang canh tác của mình và tự nguyện hiến đất để mở rộng đường.

Năm 2005, khi được biết chủ trương vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, gia đình anh Vũ Hữu Phước ở ấp Nhân Thuận đã quyết định chặt bỏ nhãn đang độ tuổi thu hoạch trên diện tích hơn 1.000m 2 đất để góp phần mở rộng con đường để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con trong ấp và góp phần xây dựng mạng lưới phát triển giao thông nông thôn của toàn xã. Anh Vũ Hữu Phước cho biết, từ khi các con đường được xây dựng, các em học sinh đi học được thuận tiện hơn, tới mùa thu hoạch bà con nông dân vận chuyển nông sản cũng dễ dàng hơn.

Sẽ có thêm nhiều con đường mới

Ông Ngô Văn Hương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuyên Mộc cho biết, từ năm 2005 đến nay, xã Xuyên Mộc đã huy động mọi nguồn lực của địa phương và tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các cấp với tổng kinh phí đầu tư là 44,5 tỷ đồng để mở rộng hơn 18km đường giao thông nông thôn, hơn 3km mương thoát nước, 10km đường điện trung, hạ thế và dự kiến trong những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục thi công 6km đường nhựa, 2km đường giao thông nông thôn và nâng cấp đền liệt sĩ, 2km điện chiếu sáng. Hiện nay, hệ thống giao thông trong xã đã cơ bản hoàn thành, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho nhân dân đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, UBND xã Xuyên Mộc sẽ tiếp tục vận động bà con nông dân hiến đất, để mở rộng thêm nhiều con đường mới. Mục tiêu của xã là từ nay đến năm 2015, sẽ nâng cấp mở rộng 12km đường giao thông nông thôn, trong đó có từ 5-7km đường được trải nhựa “Để xây dựng được một đoạn đường nông thôn đã khó, nhưng để các công trình phát huy hiệu quả lâu dài thì công tác bảo quản phải được đặt lên hàng đầu. Việc này cũng cần có sự chung tay góp sức của người dân, vì trong đó có một phần công sức, tiền của của nhân dân đóng góp”- ông Mai Văn Nhựt nói.

Trà Ngân