• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nước Anh trước thềm cuộc bầu cử quan trọng

(Chinhphu.vn) - Ngày 8/6 tới, cử tri Anh sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sớm, cuộc bầu cử này quan trọng vì không chỉ lựa chọn người đứng đầu Vương quốc Anh mà còn lựa chọn đảng cầm quyền.

02/06/2017 09:26

Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters
Cử tri Anh sẽ chọn 650 đại biểu Quốc hội đại diện cho mình tại khu vực mình đang ở hoặc các ứng cử viên thuộc các đảng khác nhau như đảng Bảo thủ, Lao động, Tự do- Dân chủ hay có thể là người không thuộc đảng phái nào, theo BBC.

Người đứng đầu một đảng có nhiều đại biểu Quốc hội nhất sẽ trở thành Thủ tướng Anh để thành lập chính phủ để điều hành đất nước. Người đứng đầu đảng về thứ hai sẽ lãnh đạo tiếng nói đối lập trong Quốc hội và thành lập các vị trị tương ứng để theo dõi và phản biện các vị trí chính thức trong Chính phủ.

Trước ngày bầu cử (8/6), các ứng cử viên của các đảng tiếp tục vận động cử tri bỏ phiếu cho mình.

Ngày 31/5, đại diện 7 chính đảng lớn nhất của nước Anh đã có một cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tại Cambridge.

Đây được xem là một trong những buổi tranh luận trên truyền hình quan trọng nhất trước thềm bầu cử. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Theresa May không đến dự mà chỉ cử 1 đại diện đảng Bảo thủ tham gia cuộc tranh luận này.

Bà Theresa May không đến dự trực tiếp cuộc tranh luận vì cho rằng "các chiến dịch vận động tranh cử thực sự phải là các cuộc đi tiếp xúc và lắng nghe ý kiến trực tiếp của cử tri".

Tại cuộc tranh luận nói trên, đại diện các đảng đã trình bày quan điểm về hàng loạt vấn đề từ chủ nghĩa cực đoan, lương hưu, tới biến đổi khí hậu, tình hình nhập cư.

Sau đó 1 ngày, ngày 1/6, Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định "hâm nóng" chiến dịch vận động tranh cử của Đảng Bảo thủ bằng tuyên bố về Brexit (việc Anh rời Liên minh châu Âu).

Phát biểu trước các cử tri tại Teeside (vùng Đông Bắc nước Anh), Thủ tướng Anh đã trình bày quan điểm lạc quan về quyết định Brexit khi nhấn mạnh khi rời EU và có được một Brexit êm đẹp, nước Anh có thể trở thành một quốc gia thương mại toàn cầu lớn, mạnh mẽ hơn, công bằng và thịnh vượng hơn, một nước Anh tự tin, thống nhất và an ninh hơn.

Giới quan sát cho rằng việc Thủ tướng May đặt trọng tâm vào vấn đề Brexit là một nước cờ có tính toán trong bối cảnh những người ủng hộ Công đảng vẫn đang chia rẽ sâu sắc về Brexit.

Đại diện 7 chính đảng lớn nhất nước Anh tranh luận trực tiếp trên truyền hình tại Cambridge ngày 31/5. Nguồn ảnh: BBC

Những thông tin mới nhất về thăm dò dư luận do 6 công ty uy tín nhất trong lĩnh vực này ở Anh dự đoán Đảng Bảo thủ của bà Theresa May sẽ giành chiến thắng (tỷ lệ ủng hộ hiện tại là 42%), trong đó 5 công ty dự đoán Đảng Bảo thủ sẽ thắng cách biệt ít nhất 40 ghế so với với Công đảng (tỷ lệ ủng hộ hiện tại là 39%).

Cũng theo các nhà quan sát, nếu không giành được đa số áp ghế trong Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/6 tới, bà Thersa May sẽ buộc phải thỏa thuận với các đảng khác để tiếp tục lãnh đạo một chính phủ liên minh hoặc chính phủ thiểu số. Việc này có thể sẽ gây hậu quả bất ổn đối với nền kinh tế Anh cũng như các chính sách của chính phủ về nhiều vấn đề khác.

Văn Ba (tổng hợp)