• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nước mắm vượt ngưỡng asen nguy hại đến sức khỏe như nào?

(Chinhphu.vn) - Con số 67% mẫu nước mắm vượt ngưỡng asen (thạch tín) do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố, đang gây lo lắng trong dư luận. Chất asen trong các mẫu nước mắm này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và người tiêu dùng cần phải làm gì?

18/10/2016 16:25
Người tiêu dùng có thể tạm thời yên tâm về chất lượng các loại nước mắm đang sử dụng trên thị trường. Ảnh minh họa
Nước mắm vẫn ở ngưỡng an toàn

Theo kết quả khảo sát của Vinastas công bố ngày 17/10, có khoảng 67% mẫu nước mắm được lấy từ 88 nhãn hiệu sản xuất trong nước vượt ngưỡng chỉ tiêu asen.

Theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/l. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy, có đến 101/150 mẫu vượt ngưỡng.

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Vinastas cho rằng, tuy tỷ lệ mẫu nước mắm có chỉ tiêu asen vượt ngưỡng cho phép nói trên là cao, nhưng khi thử nghiệm 20 mẫu trong số này thì không phát hiện asen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/l).

“Như vậy là nước mắm ở Việt Nam vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại”, ông Tuấn nói.

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT cũng cho biết, asen phát hiện ở những mẫu nước mắm do Vinastas công bố là asen hữu cơ, không phải vô cơ. Asen hữu cơ là do tự cơ thể động vật (cá) sản sinh ra, còn asen vô cơ là hóa chất.

Đại diện Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, với những con số khảo sát ban đầu mà Hiệp hội đưa ra thì nước mắm trên thị trường hiện nay vẫn an toàn đối với người sử dụng.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa, Hà Nội, dạng asen độc hại nhất là asen vô cơ. Các dạng asen hữu cơ có độc tính rất thấp hoặc gần như không độc. Còn asen vô cơ gây ức chế các enzyme trao đổi chất và có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm, các con số mà Vinastas đưa ra mới chỉ là công bố ban đầu, còn thông tin chính thức về chất lượng nước mắm, người dân cần phải đợi thêm kết luận của Bộ Y tế.

Như vậy, với những nhận định và phân tích trên, người tiêu dùng có thể tạm thời yên tâm về chất lượng các loại nước mắm đang sử dụng trên thị trường.

Thông tin cần minh bạch, khoa học

Sau khi Vinastas công bố con số khoảng 67% mẫu nước mắm được lấy từ 88 nhãn hiệu sản xuất trong nước vượt ngưỡng chỉ tiêu asen cho phép, dư luận rất hoang mang và lo lắng về chất lượng các loại mắm đang sử dụng hàng ngày.

Trao đổi với báo chí, ông Vương Ngọc Tuấn chia sẻ, việc lựa chọn nước mắm đầu tiên phải thỏa mãn 2 tiêu chí là hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Tức là người tiêu dùng nên lựa chọn những loại nước mắm danh tiếng, nhãn hàng uy tín, được Nhà nước bảo hộ về thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín và có hệ thống quản lý chất lượng an toàn.

Những thông tin mà Vinastas đưa ra quá chung chung với nhiều người tiêu dùng hiện nay. Với 200 triệu lít nước mắm được người tiêu dùng sử dụng mỗi năm, đáng lẽ đại diện Vinastas nên đưa ra những khuyến cáo về cách phân biệt, hay lựa chọn các loại nước mắm an toàn tới tiêu dùng, thay vì tập trung quá nhiều vào các kết quả kiểm nghiệm.

Trong vụ việc này, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng còn chậm trễ.

Cuối tháng 6 vừa qua, Thanh tra Bộ Y tế đã đề nghị các sở y tế yêu cầu giao thanh tra sở và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm trên địa bàn. Trong đợt thanh tra, yêu cầu chú ý các chất hỗ trợ chế biến đã được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nước mắm, lấy mẫu kiểm tra đánh giá ngay về chất lượng và thông báo rộng rãi.

Sau khi các địa phương thanh tra, Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiến hành đợt thanh tra lớn với riêng nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông báo hay kết quả nào từ đợt thanh tra này.

Mới đây (ngày 10/10), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương kiểm tra và báo cáo thông tin về việc sản xuất nước mắm theo quy trình: Nước hóa chất = nước mắm công nghiệp, trước ngày 22/10.

Đến nay, sau một tuần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT đã lập đoàn và đang thanh kiểm tra về chất lượng nước mắm trên thị trường.

Ông Phong cho biết thêm, qua kiểm tra ban đầu, chưa có sản phẩm nước mắm nào là nước hóa chất như một số thông tin gần đây. Thực tế, nước mắm hiện nay có chứa phụ gia, chứ không phải hóa chất. Nếu sử dụng đúng hàm lượng phụ gia thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng sau khi có kết trả thanh kiểm tra của Bộ Y tế, người tiêu dùng sẽ có thêm thông tin và cơ sở khoa học để lựa chọn những sản phẩm an toàn cho gia đình.

Thúy Hà