• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nước ngầm sụt giảm từ 2-3m/năm, nước mặn xâm nhập

“Theo số liệu phân tích từ năm 1996, sự sụt giảm mực nước ngầm tại TP.HCM đã bắt đầu và đến nay một số khu vực có tốc độ sụt giảm từ 2 – 3m/năm, có nguy cơ gây nên sự xâm nhập mặn ở các tầng chứa nước rất cao”, PGS TS Lê Văn Trung, Trung tâm Địa tin học Khu công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết.

23/03/2011 15:40

Theo ông Trung, tình hình khai thác sử dụng nước ngầm tại TP.HCM hiện nay đã vượt mức 600.000 m3/ngày gây nên sự tụt giảm mực nước ngầm, ô nhiễm và xâm nhập mặn đã diễn ra. Ngoài ra, cùng với sự phát triển nhanh các công trình khai thác nước dưới đất, trên mặt đất… đã và đang gây nên sự biến dạng bề mặt địa hình (lún đất) ngày càng lớn ở TP.HCM.

Báo động đỏ!

Theo PGS TS Lê Văn Trung, các biến dạng bề mặt địa hình đã thể hiện qua các hiện tượng mặt đất xung quanh các giếng khoan bị hạ thấp làm trồi ống chống giếng khoan tại nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM như: quận 6, 11, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Ngoài ra, biến dạng mặt đất còn thể hiện như lún sụt nền đất, nứt nẻ công trình, ngập lụt khi mưa và triều…. Các biến dạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình dân dụng và công nghiệp cũng như môi trường sống.

Để hạn chế tình trạng mực nước ngầm, trong nhiều năm qua UBND TP.HCM có chỉ đạo hạn chế, cấm khai thác nước dưới đất trên 13 quận. Tuy nhiên, do các công trình cấp nước không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng nước của quá trình đô thị hóa và phát triển sản xuất, dẫn đến lượng nước ngầm vẫn được khai thác ngày càng tăng và đến mức báo động đỏ.

Do đó, theo PGS TS Lê Văn Trung, việc lập bản đồ phân vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất là việc làm cần thiết. “Việc làm này sẽ mang lại những đánh giá chính xác hơn thực trạng và khả năng cung cấp nước dưới đất trên địa bàn TP.HCM, góp phần phân tích và cung cấp nhanh thông tin liên quan đến biến dạng mặt đất và sự tăng cao mực nước biển, tăng hiệu quả các công trình xây dựng có liên quan đến thoát nước và chống ngập trên địa bàn TP.HCM”, PGS TS Lê Văn Trung cho biết.

Quản lý nguồn nước ngầm vẫn còn yếu kém!

Theo TS Nguyễn Văn Ngà, Phòng Quản lý Tài nguyên nước (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), hiện nay nguồn nước tại TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức như: Cạn kiệt, nhiễm bẩn, bị thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu. “Tổng lưu lượng khai thác nước trên toàn thành phố hiện nay khoảng 606.992 m3/ngày (đã cấp phép là 350.861m3/ngày), còn lại không được cấp phép. Mặc dù lưu lượng khai thác còn nằm trong khả năng khai thác cho phép (831.515 m3/ngày). Tuy nhiên, do sự khai thác một cách tập trung với lưu lượng lớn ở phần phía Tây Nam của thành phố, chúng ta đã khai thác hết trữ lượng khai thác an toàn và bắt đầu khai thác vào trữ lượng tĩnh và đã làm cho mực nước tầng 3 và 4 (trong tổng số 5 tầng) có xu hướng giảm so với cân bằng nước”, ông Ngà cho biết.

Thực trạng này, theo đánh giá của TS Nguyễn Văn Ngà, do công tác quản lý nguồn nước còn nhiều bất cập, công tác quản lý tài nguyên nước nói chung và nước ngầm chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Số liệu điều tra cơ bản về nước ngầm còn thiếu, còn nhiều vấn đề chưa thực hiện được. Công tác thanh tra, kiểm tra, quy hoạch quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa gắn kết quy hoạch sử dụng nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất… hệ thống pháp luật quản lý nguồn tài nguyên này còn thiếu, kéo theo các hệ lụy như ngập úng, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

Do đó, theo TS Nguyễn Văn Ngà, TP.HCM cần phải tập trung nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để “giải cứu” nguồn tài nguyên nước đang bị suy kiệt. Sau năm 2020 nước ngầm chỉ được khai thác ở các khu vực ngoại thành như: quận 9, 12, Thủ Đức và huyện Hóc Môn, Củ Chi. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp cấp bách, nâng cấp hệ thống cấp nước cho toàn TP.HCM để người dân đủ nước, không sử dụng nước ngầm…

Từ An