Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cùng bà con uống thử nước đã qua máy lọc xử lý. Ảnh: VGP/Đình Mạnh. |
Dự kiến, 9 máy còn lại sẽ được lắp đặt trong thời gian tới tại một số vùng hạn nặng thuộc ĐBSCL, trong đó, tỉnh Bến Tre sẽ được lắp thêm 4 máy. Các máy còn lại sẽ được lắp tại Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh.
Thống kê từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 24/4, cả nước có trên 350.000 hộ thiếu nước, tương đương gần 2 triệu người thiếu nước sinh hoạt.
Về nông nghiệp, hiện có 240.000 ha lúa và 500.000 ha các cây nông nghiệp khác cũng đang bị thiệt hại do hạn.
Tại Bến Tre, nước mặn đã phủ khắp 162/164 xã trong toàn tỉnh, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ông Nguyễn Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri cho biết, toàn huyện có 11.800 ha lúa và hơn 197 ha hoa màu bị thiệt hại do nhiễm mặn, 15.000 hộ dân trong huyện thiếu nước ngọt sinh hoạt.
Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa năm nay sẽ đến muộn, phải đến cuối tháng 6 và trung tuần tháng 7 các tỉnh, thành phố Nam Bộ mới có thể có mưa.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL đang diễn biến hết sức phức tạp. Do ảnh hưởng xâm nhập mặn, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có khoảng 204.000 hộ gia đình (khoảng 800.000 người) bị thiếu nước.
Thậm chí, tại tỉnh Bến Tre, người dân phải mua nước ngọt để dùng, mỗi m3 nước dao động từ 60.000-200.000 đồng; một bình nước 20 lít giá từ 10.000-18.000 đồng khiến người dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Trung ương Đoàn đã tìm nhiều giải pháp để giúp đỡ người dân nghèo, trong đó có việc liên hệ với các doanh nghiệp tài trợ hệ thống xử lý nước mặn thành nước ngọt.
Đình Mạnh