• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

OCB là tâm điểm trong đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tháng 6

(Chinhphu.vn) - Phát hành trái phiếu tháng 6 bất ngờ tăng gấp đôi so với tháng trước. Ngoài nhóm xây dựng là quán quân, thị trường trái phiếu ghi nhận sự trở lại của nhóm tài chính-ngân hàng, trong đó tâm điểm là Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB.

01/07/2023 13:30
OCB là tâm điểm trong đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tháng 6 - Ảnh 1.

OCB dự kiến phát hành tối đa 26.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2023

Thông tin của HNX cho thấy, trong tháng 6 có 13 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của 10 doanh nghiệp với tổng giá trị 8.170 tỷ đồng, tăng hơn 3,1 lần so với tháng 5 (tháng 5 chỉ có 4 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của duy nhất một doanh nghiệp, tổng giá trị 2.600 tỷ đồng).

Trong 13 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ nói trên, doanh nghiệp xây dựng dẫn đầu về lượng phát hành, với 47,5% giá trị phát hành. Nhóm tài chính ngân hàng sau nhiều tháng im ắng đã phát hành trở lại với tỉ lệ 39% giá trị phát hành.

OCB là nhà phát hành lớn nhất nhóm ngân hàng với 3 đợt phát hành, giá trị 2.000 tỷ đồng. Các nhà phát hành lớn tiếp theo là BIDV (490 tỷ đồng), NamABank (400 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Chứng khoán kỹ thương (300 tỷ đồng).

Mới đây, OCB vừa công bố nghị quyết Hội đồng Quản trị về việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023.

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành tối đa 26.000 tỷ đồng trái phiếu, mệnh giá tương ứng 1 tỷ đồng/trái phiếu. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán.

Theo kế hoạch, lượng trái phiếu này sẽ được phát hành thành 15 đợt, giá trị mỗi đợt từ 1.000-2.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.

Số tiền thu về từ phát hành trái phiếu sẽ được dùng để cho vay, đầu tư, hoặc sử dụng cho mục đích khác phù hợp với quy định hiện hành.

Đến cuối tháng 3/2023, tổng tài sản của OCB đạt mức hơn 199.100 tỷ đồng tăng 2,65% so với đầu năm, trong đó, cho vay khách hàng đạt gần 122.000 tỷ đồng tăng 1,76% so với đầu năm.

Tính đến hết quý I/2023, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 983 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 36,7% so với năm trước; ROE đạt 17,14%; CAR tối thiểu đạt 10%.

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến 23/6, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 99.041 tỷ đồng (tăng gần 51% so với cùng kỳ năm 2022).

Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 170.302 tỷ đồng. Phần lớn giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với 87.846 tỷ đồng, chiếm 52%, theo sau là nhóm ngân hàng với 30.261 tỷ đồng, chiếm 17,8%.

Hà An