• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn

(Chinhphu.vn) - Tối 19/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn - nơi an nghỉ vĩnh hằng của 10.263 Anh hùng, Liệt sĩ Đoàn 559, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn mang tên “Trường Sơn - Chân trần chí thép".

20/05/2024 08:46

Tham dự Chương trình có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, Binh đoàn 12; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, cựu chiến binh, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh.

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 1.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng thỉnh chuông tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

 Trước khi diễn ra buổi lễ, các đại biểu đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài Tưởng niệm và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã hiến trọn tuổi thanh xuân, chiến đấu, ngã xuống trên mảnh đất này vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

65 năm trước, vào ngày 19/5/1959, Bác Hồ, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn với đơn vị đầu tiên là Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn).

Đoàn 559 chọn khe Hó - nằm giữa một thung lũng huyện Vĩnh Linh là địa điểm xuất phát để tiến vào Trường Sơn “soi đường” lập trạm.

Sau một thời gian, ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Sau 8 ngày đêm vượt qua sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt, chốt chặn nghiêm ngặt của địch, hàng được bàn giao cho chiến trường Trị Thiên.

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 2.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn-Chân trần chí thép” được tổ chức đã tái hiện lại những tháng ngày oanh liệt, hào hùng của toàn dân tộc 65 năm trước - Ảnh: Báo Quảng Trị

Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,” hình ảnh những đoàn người nối tiếp nhau “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” gùi thồ hàng hóa giữa rừng sâu đã viết nên những kỳ tích về những con người “chân đồng, vai sắt” gùi hàng, hay những chiến sĩ lái xe “gan vàng, dạ ngọc” dám xông vào hiểm nguy mở đường bằng máu cho Tổ quốc.

“Kỳ tích giữa rừng sâu” tái hiện sự thay đổi chiến lược trên chiến trường miền Nam, quân đội ta mở ra nhiều tuyến đường từ Đông sang Tây trên đất bạn Lào, Campuchia. Núi rừng Trường Sơn hùng vĩ với con đường Hồ Chí Minh huyền thoại là mắt xích quan trọng, trọng yếu trong toàn bộ hệ thống chi viện chiến lược, của Mặt trận đoàn kết chiến đấu chống Mỹ cứu nước của ba nước Đông Dương.

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 3.

Suốt 16 năm (từ năm 1959-1975), lớp lớp những người con của các dân tộc khắp mọi miền Tổ quốc đã sống và chiến đấu trên tuyến đường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Ảnh: Báo Quảng Trị

Đường Trường Sơn dài 17.000 km gồm: 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang ở Đông và Tây Trường Sơn; 1 tuyến đường “kín” dài 3.140 km; hệ thống đường sông dài gần 500 km.

Các chiến sĩ đã viết nên những huyền thoại và kỳ tích về đường ống xăng dầu, những đường kín, cầu di động…

Suốt 16 năm (từ năm 1959-1975), lớp lớp những người con của các dân tộc khắp mọi miền Tổ quốc đã sống và chiến đấu trên tuyến đường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại với khát vọng thống nhất đất nước “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một."

Trong thời gian ấy, hơn 22.000 cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã ngã xuống; trên 30.000 người khác bị thương và hàng nghìn người nhiễm chất độc da cam và di chứng đến nay vẫn vô cùng nặng nề…

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 4.

Lãnh đạo và các đại biểu tham dự Chương trình nghệ thuật “Trường Sơn – chân trần chí thép” nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn 19/5 (1959 - 2024) tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn - Ảnh: ĐV

“Viết tiếp bản hùng ca” thể hiện ý nghĩa lịch sử đặc biệt của tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm tháng trôi qua, mở đường Trường Sơn là quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng.

Nối tiếp truyền thống những thế hệ người lính Trường Sơn năm xưa đã hy sinh xương máu trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những người lính Trường Sơn hôm nay đang ngày đêm xây dựng đất nước phát triển đi lên thông qua những công trình trọng điểm.

Chương trình thể hiện xuyên suốt tiến trình lịch sử hào hùng về sự ra đời đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ, sự tiếp nối phát triển của đường Hồ Chí Minh hôm nay.

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 5.

Trình diễn ca khúc "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" - Ảnh: Báo Quảng Trị

Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Nơi huyền thoại bắt đầu; Kì tích giữa rừng sâu; Viết tiếp bản hùng ca.

Chương 1 - Nơi huyền thoại bắt đầu: Là câu chuyện về thời kỳ đầu, những bước chân đầu tiên “vượt trên triền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn. Đi theo ánh lửa từ trái tim mình”.

Phương thức vận chuyển giai đoạn này lấy người gùi thồ là chính, phải giữ bí mật tuyệt đối theo yêu cầu “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

Giữa khó khăn ấy, người Việt Nam lại viết nên những kỳ tích về những con người “chân đồng, vai sắt”, dám xông vào hiểm nguy mở đường bằng máu cho Tổ quốc.

Gắn với chương này là những ca khúc như: Bước chân trên dãy Trường Sơn; Đêm Trường Sơn nhớ Bác xen kẽ với câu chuyện về những chiến sĩ vận chuyển kiên trung, những người lái xe huyền thoại, mưu trí, dũng cảm trên cung đường Trường Sơn năm xưa.

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 6.

Những kỳ tích, huyền thoại về Đường Trường Sơn được tái hiện qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc - Ảnh: Báo Quảng Trị

Chương 2 - Kỳ tích giữa rừng sâu: Từ chuyến gùi hàng đầu tiên ngày 20/8/1959; cùng với yêu cầu cấp bách từ chiến trường miền Nam, ta đã mở ra nhiều tuyến đường từ Đông sang Tây; trên đất bạn Lào, Campuchia. Từ đó viết nên những huyền thoại, những kỳ tích về đường ống xăng dầu, những đường kín, cầu di động... mà như sau này chính Người Mỹ thừa nhận: “không thể chặt đứt con đường này, cứ chặt đường nào, lại mọc ra đường khác”.

Tái hiện sinh động cho chương này là những câu chuyện xúc động về những nữ TNXP mang vác ống dẫn xăng dầu vào chiến trường; giao lưu, trò chuyện với những nhân chứng sống, những tướng lĩnh quân đội, các cựu chiến binh từng sống, chiến đấu, phục vụ chiến đấu để quyết giữ “mạch máu” của tuyến đường vận tải chiến lược – đường mòn Hồ Chí Minh - trong mưa bom bão đạn. Và thể hiện bằng liên khúc Cô gái mở đường – Lá đỏ và các ca khúc Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Màu hoa đỏ. 

Đan xen trong chương này là câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến của một nữ TNXP trên tuyến lửa Trường Sơn; những câu chuyện mang tính biểu tượng về tình đoàn kết 3 nước Đông Dương, về sự hy sinh của nước bạn Lào, Campuchia – đã tạo nên con đường Trường Sơn – nơi không gì có thể chia cắt tình đoàn kết và đức hy sinh của 3 nước Đông Dương.

Ôn lại lịch sử hào hùng của Bộ đội Trường Sơn- Ảnh 7.

Chương trìn nghệ thuật khép lại với các tiết mục mang thông điệp tiếp nối truyền thống Bộ đội Trường Sơn trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc - Ảnh: Báo Quảng Trị

Chương 3 - Viết tiếp bản hùng ca: Vượt lên trên mọi ý nghĩa thông thường, đường Hồ Chí Minh hoàn thành ý nghĩa lịch sử, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Năm tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Khắc họa cho chương này là những tiết mục sôi nổi, thể hiện khát vọng Việt Nam vươn lên như: Bài ca thống nhất, Đường bốn mùa xuân – Nối vòng tay lớn cùng với những câu chuyện tiếp nối của những thế hệ người lính Trường Sơn trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.

BT