• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ông Phạm Đức Thuận, Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai: Hệ thống dữ liệu đất đai là nền tảng quan trọng trong quản lý

Ông Phạm Đức Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai trả lời phỏng vấn PV Báo TN&MT

24/02/2011 13:10
Ông Phạm Đức Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai trả lời phỏng vấn PV Báo TN&MT

Là một trong những người đặt nền móng cho ngành quản lý đất đai và sau này là quản lý TN&MT của tỉnh Lào Cai, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phạm Đức Thuận đã có cách nhìn và bước đi thống nhất, lấy cơ sở nền tảng là hệ thống dữ liệu đất đai từng bước được đồng bộ, để quản lý tài nguyên đất hiệu quả, bền vững. Những ngày đầu xuân Tân Mão, vị Giám đốc đã chia sẻ với Báo TN&MT nhiều kỷ niệm trong thời gian làm quản lý đất đai. Ông Phạm Đức Thuận nói:

- Tôi cho rằng hệ thống dữ liệu đất đai là nền tảng quan trọng trong quản lý đất đai. Đó là cơ sở để xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách đất đai phù hợp với điều kiện của tỉnh, thuận tiện cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư… Hệ thống dữ liệu đất đai của Lào Cai đã được thống nhất qua tập bản đồ điện tử của tỉnh do Sở TN&MT phối hợp với Nhà xuất bản Bản đồ xây dựng, hoàn thành năm 2007.

Đây có phải lần đầu tiên, Lào Cai có được một hệ thống bản đồ hoàn chỉnh tới từng xã, thưa ông?

- Tập bản đồ này gồm888 bản đồ, với 14 bản đồ chuyên đề cấp tỉnh, 54 bản đồ chuyên đề cấp huyện và 820 bản đồ chuyên đề cấp xã. Atlas điện tử Lào Cai cung cấp cho người dùng một cách nhìn tổng quan và chi tiết nhất về tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội… của tỉnh Lào Cai từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Với tính năng là một bản đồ điện tử đa phương tiện có qui mô lớn và hoàn chỉnh nhất về mặt nội dung và phương pháp thể hiện bản đồ điện tử đang thịnh hành tại Việt Nam, việc cập nhật thông tin thuận tiện và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bởi thông tin dữ liệu ban đầu của chúng tôi chưa thực sự chi tiết. Chúng tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bản đồ này bởi từ đầu những năm 2000, chúng tôi đã khá thuận lợi khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phương pháp công bố trên bản đồ.

Thưa ông, phương pháp này có ưu thế gì?

- Muốn giao đất, cấp Giấy chứng nhận mà không xảy ra khiếu kiện thì thông tin phải rõ ràng, minh bạch. Sở đã sử dụng các loại bản đồ hiện có, vị trí nào chưa đo đạc thì dùng bản đồ 1/25.000 cũ, rồi cập nhật dần. Dù hệ thống bản đồ hiện có lúc đó chưa hoàn chỉnh, còn sai số lớn song việc định vị trí từng thửa đất trên bản đồ địa chính tổng quát khiến việc giao đất không có chồng chéo. Người dân ký xác nhận vị trí đất của mình rồi được nhận Giấy chứng nhận. Đến năm 2004, tỉnh đã cơ bản công bố và hoàn thành việc giao đất cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Phương pháp cụ thể hóa trên bản đồ còn được Sở thực hiện với việc xây dựng bảng giá đất năm 2010, thưa ông?

- Đúng vậy. Năm 2010, năm đầu tiên ngành TN&MT thực hiện việc xây dựng bảng giá đất và chúng tôi tiếp tục sử dụng việc sơ đồ hóa bảng giá đất. Với hệ thống bản đồ điện tử đã có, 164 xã phương đều có bản đồ kiểm kê đất nên sau khi khảo sát, xây dựng, chúng tôi gắn giá đất từng vị trí trên bản đồ. Việc này rất thuận tiện để người dân theo dõi giá thửa đất của mình, thuận tiện cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư.

Cách làm như của tỉnh có thể nói là rất hệ thống, bài bản. Song có được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ không phải chuyện dễ, thưa ông?

- Ngay từ lúc đầu thì không thể có ngay được hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh. Chúng tôi dựa vào các dự án đo đạc đã và đang được thực hiện do Bộ TN&MT hỗ trợ và xác định đo đạc đến đâu phải giao đất đất đó. Sở thực hiện theo kiểu "cuốn chiếu", nghĩa là khi đo đạc xong ở huyện này sẽ để lại một lực lượng cán bộ để thực hiện giao đất, còn lại tiếp tục đo đạc ở các huyện khác. Năm 2011 chúng tôi thực hiện ở huyện Văn Bàn, tiếp đó là Mường Khương, Si Ma Cai… Với cách làm này cùng với việc liên tục cập nhật biến động đất đai, thì số liệu không bị "lỗi thời", không phải đo đạc lại. Với phần mềm VILIS được Bộ cung cấp, chúng tôi đã tập huấn cho các cấp, các đơn vị đều sử dụng chuẩn hóa số liệu.

Xin cảm ơn ông !

Nhật Tân (thực hiện)