• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Pa-ki-xtan ký các Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác và Hiệp định với Xri Lan-ka và Ấn Độ

Nhân chuyến thăm Pa-ki-xtan của Tổng thống Xri Lan-ka Ma-hin-đa Ra-ja-Pác-xa ngày 11/02/2012, Pa-ki-xtan và Xri Lan-ka ký Biên bản Ghi nhớ về việc Pa-ki-xtan cấp tín dụng trị giá 200 triệu USD cho Xri Lan-ka nhập khẩu máy móc thiết bị do Pa-ki-xtan sản xuất, Biên Bản Ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề và Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác trao đổi chương trình truyền hình và sách báo.

14/02/2012 19:04

Ngoài ra hai bên còn thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa 2 nước từ mức 375 triệu USD hiện nay lên 2 tỷ USD vào năm 2015.

Trong chuyến thăm Pa-ki-xtan của Bộ Trưởng Thương mại Công nghiệp và Dệt Ấn Độ A-nát Sác-ma, ngày 13-14/02/2012, Pa-ki-xtan và Ấn Độ đã ký Hiệp định Hợp tác và Hỗ trợ Hải quan, Hiệp định Song phương về Hợp tác trong Công nhận lẫn nhau về Tiêu chuẩn, và Hiệp định Rà soát Trở ngại Thương mại. Cả 3 Hiệp định này đều nhằm mục đích loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước.

Trong xu thế cải thiện quan hệ với Ấn Độ, Pa-ki-xtan đã quyết định dành cho Ấn độ quy chế tối huệ quốc (MFN). Tuy nhiên Pa-ki-xtan kèm theo 01 danh mục mặt hàng loại trừ. Các mặt hàng nằm trong danh mục này sẽ không được hưởng quy chế MFN. Mặc dù việc này trái với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng cả Pa-ki-xtan và Ấn Độ đều chấp nhận nhằm vượt qua sự phản đối trong nước. Danh mục loại trừ được xác định bao gồm 636 mặt hàng và sẽ được cắt giảm dần trong 3 kỳ (vào cuối mỗi quý của năm 2012) và xóa bỏ hoàn toàn trong tháng 12/2012. Trong 636 mặt hàng thì 16 mặt hàng thuộc nhóm nông sản thực phẩm, 3 thuộc nhóm khoáng sản, 4 thuộc nhóm hóa chất, 32 thuộc nhóm dược phẩm, 74 thuộc nhóm nhựa, 24 thuộc nhóm cao su, 55 thuộc nhóm gỗ và giấy, 77 thuộc nhóm dệt may, 15 thuộc nhóm gốm sứ, 25 thuộc nhóm sắt thép, và 311 thuộc nhóm linh kiện phụ tùng ô tô. Trước đây, Pa-ki-xtan và Ấn Độ đã thỏa thuận 01 danh mục mặt hàng được hưởng ưu đãi. Vì vậy quy chế MFN thực chất chỉ là sự thay đổi từ danh mục mặt hàng ưu đãi sang danh mục mặt hàng loại trừ.