• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phải cải cách quyết liệt theo chỉ đạo của Chính phủ

(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đều nhấn mạnh yêu cầu này trong bối cảnh không phải tất cả các bộ ngành, các địa phương đều có hành động cụ thể và thực chất để triển khai các giải pháp cải cách của Chính phủ.

04/07/2018 16:35

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Liên kết doanh nghiệp trong nước và nước ngoài - hợp tác hướng tới lợi ích chung” với nhiều góp ý, kiến nghị và phản hồi thẳng thắn từ các cơ quan của Chính phủ.

Diễn đàn này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức.

Ảnh: VGP/Huy Thắng

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2018 là năm kỷ niệm 30 năm thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đến nay, đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với khoảng 26.000 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký trên 326 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 180 tỷ USD. Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 20% GDP.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bao gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã ngày càng trưởng thành, lớn lên cùng đất nước, đông thêm về số lượng, mạnh lên về tiềm lực và là động lực quan trọng góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua liên tục tăng trưởng ở mức cao, GDP năm 2017 đạt 220 tỷ USD tăng gấp 8 lần so với năm 1997, phấn đấu đến 2020 GDP đạt khoảng 300 tỷ USD.

​Khu vực đầu tư nước ngoài đã có những hiệu ứng lan tỏa nhất định đối với các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn cho rằng, sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như kỳ vọng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để tăng cường sự liên kết, các doanh nghiệp nước ngoài cần chủ động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. Doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đổi mới tư duy quản lý theo hướng hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và trình độ lao động, tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

Nhiều nơi chưa hành động cụ thể, thực chất

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đánh giá, hàng loạt động thái cải cách của Chính phủ, đặc biệt liên quan tới xuất nhập khẩu và đầu tư (điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành…) đang mang lại những kết quả bước đầu tích cực, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và diện mạo mới cho môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, trên thực tế không phải tất cả các bộ ngành, các địa phương đều có hành động cụ thể và thực chất. Sau 4 năm đưa vào thực hiện, Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế nền tảng để hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, mới chỉ triển khai được 47/245 thủ tục. Trong số 47 thủ tục, không ít trường hợp chưa điện tử hóa đồng bộ, thậm chí còn gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.

Về cải cách lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các Bộ ngành đã có hành động cụ thể. Tuy nhiên, kết quả sau 3 năm thực hiện lại chưa được như kỳ vọng. Số mặt hàng được loại khỏi diện kiểm tra chuyên ngành chỉ chiếm chưa đầy 6%. 

Chính phủ yêu cầu tất cả các Bộ ngành phải cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh. Nhưng cho đến thời điểm này, mới chỉ có Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định theo yêu cầu; 4 Bộ khác là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Y tế đã soạn thảo Nghị định, gửi VCCI lấy ý kiến doanh nghiệp. Còn lại các Bộ khác đang làm gì, làm tới giai đoạn nào, giải pháp cắt giảm có phù hợp không thì thông tin chưa rõ, ông Lộc cho biết.

Chương trình nghị sự của diễn đàn gồm có 3 phiên thảo luận, với các báo cáo tập trung vào nhóm các vấn đề như tiến tới chuỗi giá trị; giải quyết những thách thức về công nghệ và phát triển nguồn lực tài chính phục vụ tăng trưởng bền vững.

Nhiều kiến nghị quan trọng và thẳng thắn đã được cộng đồng doanh nghiệp gửi đến Chính phủ nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng bền vững.

Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham kiến nghị Chính phủ tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính, hỗ trợ hướng dẫn thêm về chính sách cho các doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm cơ chế bảo hộ đầu tư hiệu quả, cải thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp và thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp một cách nhất quán.

Đặc biệt, chính sách thuế là vấn đề cần cải thiện để mời gọi đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế hơn nữa. Cụ thể, nếu cải cách trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong ngành ô tô có thể giúp cho các đại lý phân phối duy trì kinh doanh hiệu quả. 

“Chúng tôi cũng khuyến nghị có những thay đổi tích cực trong việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như Luật về Chuyển giao Công nghệ được hướng dẫn thi hành một cách rõ ràng và cụ thể”, ông Nicolas Audier nói. 

Còn ông Michael Kelly, Chủ tịch AmCham cho rằng nền tảng để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là năng suất lao động.

Trong khi đó, chương trình giáo dục ở Việt Nam chưa được cập nhật, giáo viên bị quá tải trong khi mức lương chưa tương xứng, sinh viên tốt nghiệp thiếu các kỹ năng làm việc sát với thực tế nhu cầu doanh nghiệp.

Để tiếp tục thu hút đầu tư và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động, cần tiếp tục hành động để hiện đại hóa và nâng cấp hệ thống giáo dục quốc gia, nhất là ở cấp độ trường nghề và giáo dục đại học.

Giải pháp khả thi, ít tốn kém và hiệu quả

Ông Vũ Tiến Lộc thì cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện triệt để các mục tiêu cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là biện pháp mà chúng ta luôn có thể chủ động thực hiện, luôn khả thi và ít tốn kém trong khi hiệu quả lại rất đáng kể, đặc biệt trong thúc đẩy xuất nhập khẩu; tận dụng cơ hội mới về thương mại và đầu tư.

Bên cạnh đó cần tăng cường các nỗ lực mở các con đường ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tận dụng triệt để các lợi thế xuất khẩu từ các FTA là một trong những giải pháp để xuất khẩu Việt Nam tìm được con đường riêng, ổn định trong bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp.

Cần tận dụng tối đa cơ hội từ việc rà soát chuẩn bị phê chuẩn và thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để tạo ra đột phá trong cải cách toàn diện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế theo các chuẩn mực mới.

Để bảo đảm tính hiệu quả và thực chất của các hoạt động này, các  bộ ngành liên quan cần thường xuyên thông tin, tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, cần triển khai ngay công tác chuẩn bị thực hiện các cam kết trong Hiệp định, cả từ phía Chính phủ và doanh nghiệp, đặc biệt là cam kết về thể chế và hàng hóa, từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội của CPTPP ngay khi Hiệp định này có hiệu lực.

Đại diện các cơ quan quản lý, ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định, dù đạt được một số kết quả bước đầu nhưng thời gian tới, các bộ, ngành của Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực thi tinh thần cải cách quyết liệt của lãnh đạo Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng hành lang pháp lý hiệu quả hơn.

Các Hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức mới, trong đó các doanh nghiệp cần nỗ lực rút ngắn khoảng cách khoa học công nghệ với các nước tiên tiến.

Nhìn ra thế giới, trong bối cảnh hiện tại, chủ nghĩa bảo hộ, căng thẳng thương mại, biến động kinh tế toán cầu cũng đặt ra nhiều thách thức. Ở trong nước, Việt Nam vẫn còn nhiều ngành lĩnh vực cần phải cải thiện, như thể chế, năng suất lao động, hạ tầng…

Một trong những nút thắt cần giải quyết đó là khả năng học tập, phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện. Về phía các doanh nghiệp FDI cũng cần có trách nhiệm, nỗ lực hơn trong vấn đề kết nối với doanh nghiệp trong nước.

“Chủ trương của Chính phủ luôn là khuyến khích, hỗ trợ hoạt động kết nối, chuyển giao công nghệ, để vốn FDI tạo động lực lan toả, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của cả các doanh nghiệp nội địa, từ đó hướng tới sự phát triển bền vững”, ông Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

   Huy Thắng