• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phải có giải pháp căn cơ khắc phục di cư tự do

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư tự do và giải pháp căn cơ để khắc phục; phải đề ra chiến lược lâu dài, quản lý địa bàn chặt chẽ, tránh tình trạng “đi không hay, đến không biết”...

13/08/2014 12:34

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương rà soát lại số lượng dân di cư tự do đến chưa có cuộc sống ổn định, đi làm thuê mướn, chưa nhập hộ khẩu.Ảnh: VGP/Lê Sơn

Sáng 13/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị về dân di cư tự do, bố trí dân cư ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết tình hình di cư tự do (DCTD) có giảm nhưng xuất hiện DCTD trong nội vùng Tây Bắc. Nhưng tình hình vẫn bức xúc, nhất là nơi đến của người dân với hàng chục ngàn hộ gia đình chưa được giải quyết nơi ăn chốn ở, an sinh xã hội, hộ khẩu, hộ tịch.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, bên cạnh các chương trình di dân theo kế hoạch, do nhu cầu về cuộc sống nên đã có nhiều hộ DCTD vào khu vực Tây Nguyên. Người di cư đã làm cho dân số, cơ cấu dân cư và thành phần dân tộc vùng Tây Nguyên biến đổi nhanh chóng, gây không ít khó khăn cho các địa phương, để lại nhiều vấn đề kinh tế-xã hội cần giải quyết.

Trong các địa phương có người dân DCTD đến Tây Nguyên thì khu vực các tỉnh Tây Bắc, chủ yếu là người dân tộc ít người có nhiều khó khăn do thiếu đất sinh sống, tỷ lệ đói nghèo cao. Đa số người dân DCTD từ Tây Bắc vào khu vực Tây Nguyên chưa được bố trí ổn định cuộc sống, thiếu đất ở, đất sản xuất, (trừ một số hộ dân mua được đất ở, đất sản xuất và đất được cấp hộ tịch, hộ khẩu nên đời sống tương đối ổn định). Một số hộ dân phải đi làm thuê, đời sống thiếu ổn định, tỷ lệ đói nghèo cao, những điều kiện phục vụ cho cuộc sống như cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa… rất hạn chế, tình trạng chiếm rừng, phá rừng, mua bán đất trái phép và tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến. Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, an ninh trật tự xã hội gặp nhiều khó khăn.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, từ nay đến hết năm 2014 các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên cần rà soát các quy hoạch, kế hoạch lồng ghép nguồn lực đầu tư cho phù hợp với các chương trình, dự án trên địa bàn; rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách, nguồn lực và giải pháp để thực hiện mục tiêu ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội, hạn chế DCTD.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu chỉ đạo tại Hội Nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, DCTD đã có chuyển biến tích cực với số lượng giảm dần qua các năm. Một số hộ đã tái cư, dần có cuộc sống ổn định. Khoảng 80% người DCTD được chính quyền nơi đến quan tâm chăm lo.

Tuy nhiên, vẫn còn bất cập với còn hàng ngàn hộ chưa được bố trí chỗ ở ổn định trong vùng quy hoạch, gây hệ lụy xấu như phá rừng, an ninh trật tự, đói nghèo, gây bức xúc với người dân sở tại.

Trước tình hình này, các bộ, ngành, địa phương phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và giải pháp căn cơ để khắc phục. Đồng thời, phải đề ra chiến lược lâu dài, quản lý địa bàn chặt chẽ, tránh tình trạng “đi không hay, đến không biết”...

Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương rà soát lại số lượng dân đến chưa có cuộc sống ổn định, đi làm thuê mướn, chưa nhập hộ khẩu. Bộ NNPTNT rà soát các kiến nghị và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước để xây dựng một số công trình hạ tầng cho người dân nơi đến hiện không có chỗ ở và công việc ổn định. Trên cơ sở đó, cấp hộ khẩu hộ tịch cho dân, nếu chưa đủ điều kiện thì cấp KT3 cho người dân ngay trong năm 2014.

Nghiêm cấm thực hiện giao dịch đất đai do Nhà nước cấp cho hộ nghèo, hộ chính sách, hạn chế tối đa xây dựng các thủy điện nhỏ, làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào. Nông trường nào không có hiệu quả cần thu hồi đất để giao cho người dân địa phương canh tác, nghiêm cấm việc các nông trường “phát canh thu tô” với các hộ sống ở bìa rừng cần quan tâm hỗ trợ đất cho bà con.

Đối với hộ chưa có đất sản xuất cần bố trí đất cho bà con theo quy hoạch. Bố trí dân cư đến đâu thì cấp hộ khẩu, chứng minh thư cho người dân đến đó, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng ngay, phục cuộc sống của người dân.

Lê Sơn