• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phải công bố thủ tục hành chính kịp thời

(Chinhphu.vn) - Tại nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn còn tình trạng chậm công bố thủ tục hành chính (TTHC), trong khi văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực thi hành, dẫn đến việc niêm yết TTHC không bảo đảm theo quy định.

04/11/2015 10:02

Người dân thực hiện TTHC tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Minh Trang.

Đó là bất cập trong công tác cải cách hành chính được ông Trần Văn Thư, Chánh Văn phòng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) đưa ra tại hội nghị giao ban công tác kiểm soát TTHC 9 tháng năm 2015 do Cục tổ chức tại Đà Nẵng.

Những bước tiến trong công tác cải cách TTHC

Theo ông Trần Văn Thư, 9 tháng năm 2015, các bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nổi bật trong công tác cải cách TTHC: BHXH Việt Nam bãi bỏ 11 thành phần hồ sơ liên quan tới việc giải quyết hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, giảm số lần giao dịch mà doanh nghiệp phải tiến hành mỗi năm từ 12 lần xuống còn 1 lần.

Bộ Công Thương tổ chức thực hiện thí điểm cấp chứng nhận xuất xứ C/O qua mạng nhằm giảm gánh nặng về thủ tục cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) ban hành quy trình kiểm tra thuế theo hướng cải cách hành chính, tránh gây phiền hà cho người nộp thuế...

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các bộ, cơ quan, địa phương đã thực hiện có kết quả việc công bố TTHC. Một số đơn vị đã tích cực, chủ động nhập dữ liệu TTHC vào phần mềm cơ sở dữ liệu; việc niêm yết công khai TTHC tại nơi giải quyết cũng được thực hiện đúng quy định.

Các bộ, ngành, địa phương đã công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, website, email cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

Tính đến quý III năm nay, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền, hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa 4.471/4.723 TTHC đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết chuyên đề (đạt tỷ lệ 94,7%), nâng tổng số các bộ, cơ quan đã hoàn thành thực thi đơn giản hóa là 11/24 bộ, cơ quan.

“Tắc” vì công bố TTHC còn chậm

Bên cạnh những bước tiến đã đạt được, theo ông Trần Văn Thư, việc công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, địa phương còn chậm so với quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP, Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 05/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp.

Tại nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn còn tình trạng chậm công bố TTHC, trong khi văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực thi hành, dẫn đến việc niêm yết TTHC không bảo đảm theo quy định.

Trong giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng yêu cầu thêm giấy tờ, tờ khai không đúng quy định, không có phiếu hẹn trả kết quả, hoặc nếu có thì ghi không đúng thời hạn giải quyết tại văn bản quy phạm pháp luật, còn tồn tại trường hợp giải quyết thủ tục quá hạn nhiều ngày.

Từ góc độ địa phương, ông Cao Thanh Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp An Giang cho biết, vướng mắc lớn nhất của địa phương chính là việc công bố TTHC còn chậm. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đầy phức tạp như đất đai, Bộ TN&MT chưa công bố kịp thời và đồng bộ bộ TTHC, khiến cho địa phương bị “tắc” và lan rộng ra cả nhiều ngành liên quan khác. Ông đề nghị các cấp cần nghiên cứu niêm yết công khai như thế nào cho phù hợp.

Ông Lù Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La cho rằng, các bộ cần lập ra một bộ khung, trong đó cụ thể hóa các gói TTHC gồm các động tác gì, quy trình ra sao… để các địa phương có căn cứ triển khai đồng bộ, giảm thiểu tình trạng “mạnh ai người nấy làm”, lại sinh ra lắm thủ tục nhiêu khê mang tính “địa phương hóa”.

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC đề nghị các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện những nhiệm vụ cải cách TTHC tại Nghị quyết số 19/NQ-CP và Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ tướng, trong đó tập trung hoàn thành phương án đơn giản hóa 13 nhóm TTHC trọng tâm, chuẩn hóa và ban hành danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành, địa phương; thực hiện niêm yết TTHC theo đúng quy định; công khai kết quả giải quyết TTHC trên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương để giảm thời gian, chi phí của cá nhân, tổ chức.

Theo Cục Kiểm soát TTHC, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 là xây dựng Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo nhằm thống nhất các quy định về tiến độ, niên độ báo cáo, chuẩn hóa, bảng biểu nhằm giảm thiểu tình trạng chồng chéo, mất thời gian của công tác báo cáo như hiện nay.

Minh Trang