• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phạm tội do “ngáo đá”: Xử phạt như thế nào?

(Chinhphu.vn) - Từ lúc ma túy đá xuất hiện ở Việt Nam, đã có nhiều vụ thảm án mà hung thủ thực hiện trong cơn cuồng loạn. Người bị “ngáo đá” có các biểu hiện gần như giống với bệnh tâm thần phân liệt nhưng mức độ nguy hiểm hơn. “Ngáo đá” gây hoang tưởng tâm thần nhưng có phải là tình tiết giảm nhẹ khi xử án?

01/10/2015 16:13

Đối tượng "ngáo đá" cầm kéo khống chế người yêu. Ảnh minh họa

Ma túy đá có chứa chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine được tổng hợp từ các hóa chất. Ngoài tác dụng gây “phê” như heroin, thuốc lắc, ma túy đá còn khiến người sử dụng sẽ trở nên hung hãn, tinh thần hưng phấn, thần kinh bị rối loạn, mất khả năng làm chủ hành vi.

Từ lúc ma túy đá xuất hiện ở Việt Nam, đã có nhiều vụ thảm án mà hung thủ thực hiện trong cơn cuồng loạn, như trường hợp một ca sĩ ở Hưng Yên lên cơn “ngáo đá” đã giết người yêu chỉ vì nghĩ cô này là quỷ. Hay nam thanh niên tại Mỹ Đức (Hà Nội) dùng dao đâm trọng thương bố mẹ và em trai, sau đó tự tử.

Vậy người “ngáo đá” có được hiểu là mất năng lực hành vi dân sự? Và những kẻ phạm tội do tình trạng "ngáo đá" sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử như thường  

Theo ý kiến của chuyên gia, dưới góc độ luật pháp, “ngáo đá” có thể khiến người sử dụng ma túy gây các tội ác trong tình trạng loạn thần nặng nhưng không phải là tình tiết giảm nhẹ. Pháp luật đã có quy định về trường hợp người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và “ngáo đá” cũng không ngoại lệ.

TS. Ngô Văn Vinh, Viện trưởng Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương cho rằng, người  “ngáo đá” có triệu chứng của tâm thần dưới góc độ khoa học. Nhưng dưới góc độ pháp luật, “ngáo đá” chính là hậu quả của hành vi sử dụng ma túy gây ảo giác. Một khi đã xác định đây chính là hậu quả của hành vi sử dụng ma túy gây ảo giác thì phải giám định rất kỹ để đánh giá được việc sử dụng ra sao, mức độ ảnh hưởng thần kinh đến đâu.

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, ở góc độ y học, sau khi sử dụng Methamphetamine, người “ngáo đá” có triệu chứng của người mắc bệnh tâm thần, tách rời khỏi thực tại (ảo tưởng) hoặc ảo giác.

Còn ở góc độ pháp lý, người bị “ngáo đá” là hậu quả của hành vi chủ động, không vô thức khi bắt đầu sử dụng chất ma túy (là một loại chất kích thích mạnh), do đó, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần và không có cơ sở đề nghị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Pháp luật chưa có quy định riêng biệt đối với người phạm tội trong tình trạng bị kích thích do nghiện ma túy, do “ngáo đá”, nhưng ở Điều 14 Bộ luật Hình sự đã có quy định chung là người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người “ngáo đá” phạm tội thì cũng tương tự người phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra.

Hoàng Anh