• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phân bón Cà Mau chủ động xuất khẩu khi nhu cầu nội địa thấp điểm

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh vụ Đông Xuân đang bước vào giai đoạn thấp điểm, nhu cầu phân bón trong nước chạm mốc thấp nhất trong quý I/2022 và dự đoán tiếp tục giảm trong thời gian sắp tới, Phân Bón Cà Mau chủ động mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế.

17/02/2022 10:12
Phân bón Cà mau chủ động xuất khẩu khi nhu cầu nội địa thấp điểm - Ảnh 1.

Phân Bón Cà Mau chủ động xuất khẩu trong tình trạng “dư cung” nội địa - Ảnh: VGP/Minh Thi

Đây là giải pháp phù hợp để điều tiết hài hòa giữa hoạt động tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, giúp duy trì sản xuất liên tục và giảm tồn kho, dư thừa nguồn cung nội địa.

Đầu năm 2022 là giai đoạn tiêu thụ thấp điểm trên cả nước, do tính chất đặc thù của mùa vụ tại các khu vực đã tiến vào giai đoạn gần thu hoạch, nên nhu cầu về phân bón không còn "nóng" như giai đoạn quý IV năm 2021. Cụ thể, tại khu vực Tây Nam Bộ, nhiều diện tích lúa đã trổ chín nên nhu cầu phân bón thấp; khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cà phê đã bước vào giai đoạn thu hoạch; một số địa phương phía bắc và các tỉnh miền Trung, nhu cầu tiêu thụ không còn lớn như tại thời điểm trước.

Nhìn chung, lực cầu về phân bón trên toàn quốc yếu trong khi nguồn cung dồi dào từ các thương hiệu lớn, khiến áp lực bán hàng giảm tồn kho sản phẩm trở nên rất cao, buộc các doanh nghiệp phải tìm ra thị trường quốc tế có nhu cầu mua để tiêu thụ.

Trong bối cảnh tình hình tiêu thụ phân bón trong nước ảm đạm, Phân Bón Cà Mau đã chủ động lên kế hoạch xuất khẩu để điều tiết hài hòa giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo kế hoạch, Phân Bón Cà Mau sẽ xuất khẩu khoảng hơn 100.000 tấn phân bón Ure tới sang một số thị trường tiềm năng của châu Á, châu Mỹ. Việc xuất khẩu phân bón trong giai đoạn thấp điểm giúp giải phóng lượng cung trong nước, nâng cao hình ảnh thương hiệu Phân bón Cà Mau trong mắt bạn hàng nước ngoài, đồng thời duy trì sản lượng xuất khẩu ổn định, củng cố mục tiêu chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới.

Đồng thời, với việc giảm tồn kho giai đoạn thấp vụ, thì việc chuẩn bị nguồn hàng cho nhu cầu tiêu thụ vụ Hè thu tới đây bắt đầu từ cuối quý I năm 2022 của thị trường trong nước đã được Phân bón Cà mau chuẩn bị đủ về lượng và đa dạng chủng loại: Từ ure hạt đục, NPK, Kali, DAP đến Hữu cơ vi sinh… Công ty đã và đang nỗ lực hoàn thiện bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng với hàng loạt các dòng sản phẩm chất lượng cao như: NPK Cà Mau, phân bón hữu cơ cao cấp OM CAMAU và các sản phẩm phân đơn với nhiều ưu điểm vượt trội.

Giữ trọn sứ mệnh là "người nuôi dưỡng", Phân bón Cà Mau không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn là thương hiệu cùng đồng hành với bà con nông dân trong việc nuôi dưỡng cây trồng, nâng cao giá trị nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, sẵn sàng phụng sự để phát triển.

Minh Thi