• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phân bón Cà Mau đồng hành cùng nông dân chống nhiễm mặn

(Chinhphu.vn) – Cùng với các nỗ lực của Chính phủ, ngành nông nghiệp trong việc chống nhiễm mặn cho vùng ĐBSCL nói chung và cho các hộ nông dân trồng cây ăn trái nói riêng, Phân bón Cà Mau cũng đã tổ chức nhiều chương trình, hội thảo để phổ biến phương pháp tưới nước và bón phân trong nông nghiệp cho bà con nông dân.

31/12/2020 08:16


Phân bón NPK Cà Mau rất phù hợp với việc khử mặn cho đất, nhất là với những vườn trồng cây ăn trái. Ảnh: VGP/Minh Thi.

Có thể nói năm 2019-2020 hạn và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ĐBSCL, ranh giới độ mặn 4 gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600 ha, cao hơn năm 2016 là 50.376 ha. Đối với vụ Đông Xuân 2019-2020, ĐBSCL có 6 tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900 ha.

Đối với cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650 ha tại 6 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng) thiếu nước tưới, giảm năng suất, khoảng 355 ha mất trắng. Hạn, xâm nhập mặn đã làm 1.241 ha cây màu tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau thiếu nước tưới, trong đó có 541 ha mất trắng.

Tình trạng xâm nhập mặn đã làm cho trồng cây ăn trái tại khu vực ĐBSCL năng suất sụt giảm và tốn kém chi phí chăm bón mà kết quả thu lại không được là bao. Chính vì vậy, các kỹ sư chuyên gia của Phân bón Cà Mau đã tư vấn cho bà con cách hồi phục vườn cây ăn trái nhiễm mặn, bằng việc nắm kỹ tình trạng sinh trưởng của cây và kết hợp nhiều biện pháp xử lý khác nhau như tưới nước và bón phân, trong đó phân bón NPK của Đạm Cà Mau là một loại rất phù hợp với việc khử mặn cho đất, nhất là với những vườn trồng cây ăn trái.

Các chuyên gia của Phân bón Cà Mau cũng khuyến cáo bà con cần khử phèn mặn tích tụ trong đất bằng cách khơi thông mương rạch để nước luân chuyển trong mương vườn, tưới nhiều nước. Xới nhẹ xung quanh mô cây nhằm tạo sự thông thoáng cho bộ rễ, tạo điều kiện cho hệ thống rễ cây hồi phục nhanh để cây hấp thu dinh dưỡng tốt. Từ đó sẽ giúp cây mau phát triển và góp phần thúc đẩy nhanh việc rửa phèn mặn.

Để rửa triệt để đất nhiễm mặn thì bà con cần phối kết hợp vừa rửa nước ngọt vừa dùng vôi để giải phóng ion Na ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc rửa mặn, liều lượng khoảng 300-500 kg/ha (tùy theo độ pH đất).

Loại vôi thường dùng: Vôi thường (Cao), Thạch cao (Canxi Sunfat–CaSO4), Canxi Nitrat. Khi rửa đất nhiễm mặn bà con nên đo lường kỹ chỉ số PH của đất để từ đó có căn cứ sử dụng liều lượng vôi thích hợp. Nếu bà con thấy đất nhiễm mặn cao (độ pH thấp) thì nên bón thêm vôi bằng cách hòa vôi với nước, tưới quanh gốc.


Nhờ được chăm sóc và áp dụng các biện pháp xử lý mặn đúng quy trình nên vườn cây ăn trái nhà ông Trần Văn My (Bến Tre) vẫn cho năng suất cao. Ảnh: VGP/Minh Thi.

Theo đó, nên rải phân bón N.Humate TE với tỉ lệ 100 g/gốc, sau đó tưới nước lên để giữ ẩm cho gốc. Bà con chú ý chỉ tưới nước cho gốc chứ không tưới lá. Sau đó, bón phân hữu cơ với tỉ lệ 2-3 kg/gốc. Ngoài ra, bà con cần cung cấp thêm những loại phân bón có công thức đạm và lân cao để giúp cây ra chồi lá mới, nên bổ sung phân bón lá có chứa các dinh dưỡng trung, vi lượng, các axit amin để giúp cây nhanh phục hồi.

Để hạn chế tác hại của mặn đến cây ăn trái, bà con cần thực hiện kịp thời các phương pháp sau đây: đo kiểm tra độ mặn bằng máy; kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước tưới cây; những nơi gần cửa biển chờ con nước kém hoặc nước ròng (lúc này độ mặn giảm thấp) đo kiểm tra độ mặn, nếu nước tốt thì bơm nước vào mương vườn và đóng cống trữ nước lại trong mương; giảm số lần tưới và lượng nước tưới ở mức thấp nhất. Chỉ tưới cho cây với lượng nước rất ít, đủ cho cây không bị héo lá và không để mặt đất bị khô nứt…

Ông Trần Văn My (An Khánh, Châu Thành, Bến Tre) là một trong số những người tích cực sáng tạo trong việc khắc phục xâm nhập mặn tại địa phương. Năm 2020 vừa qua, tuy xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và đem lại rất nhiều hậu quả nặng nề, nhưng vườn của ông My nhờ được chăm sóc và áp dụng các biện pháp xử lý mặn, nên phần nào vẫn tươi tốt, cho năng suất đáng tự hào.

Theo ông My, dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên của nhà cung cấp phân bón Phân bón Cà Mau ông đã tiến hành khử nước, vệ sinh vườn, chăm bón và xử lý đất bằng quy trình bón phân hợp lý, đúng loại.

Minh Thi