• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

(Chinhphu.vn) - Sáng nay, 21/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long có cuộc làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan về dự thảo các nghị định quy định phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước và phân quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực y tế.

21/05/2025 11:41
Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan về dự thảo các nghị định phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Theo kết quả rà soát của Bộ Y tế, có 46 đề xuất phân cấp các chức năng nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ cho địa phương. Có 40 đề xuất về chuyển chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện về cấp xã hoặc lên cấp tỉnh. Có 7 văn bản đề xuất sửa đổi tại dự thảo Nghị định để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Ý kiến của các bộ, ngành tại cuộc họp cho rằng cần đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền, những gì địa phương làm được thì giao cho địa phương làm. Đồng thời, cần tính toán bảo đảm điều kiện để thực hiện. Bộ chỉ tập trung ban hành cơ chế, chính sách và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Giao quyền cũng cần đi kèm giao công cụ thực hiện. Cần phân định rõ thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng bởi có những nhiệm vụ quy định trách nhiệm chung của các cấp, ví dụ như truyền thông về phòng, chống dịch bệnh thì các cấp đều phải làm.

Các ý kiến nêu rõ, trong quá trình phân định thẩm quyền cần bảo đảm thống nhất bởi có thẩm quyền là một quy trình, liên quan nhiều bộ, tránh tình trạng có bộ lại chuyển cho tỉnh trong khi có bộ lại chuyển xuống xã.

Cần khẩn trương hoàn thành việc phân định thẩm quyền để khi bỏ cấp huyện thì không để gián đoạn, bỏ sót nhiệm vụ, không rõ ai thực hiện.

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế- Ảnh 2.

Đại diện các bộ, ngành phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Ghi nhận ý kiến của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, dự thảo Nghị định phải chỉ rõ sửa cái gì, sửa ở đâu.

Phó Thủ tướng cho rằng, khi giao quyền cho cơ quan chuyên môn cấp dưới thì ghi rõ, chỉ thẳng cơ quan đó là cơ quan nào.

Khi phân định thẩm quyền, cần hướng vào việc "khi cấp huyện không còn nữa thì việc gì lên tỉnh, việc gì xuống xã". Nếu thẩm quyền liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính thì quy định rõ trình tự thủ tục đó, đưa vào phụ lục kèm theo.

Bộ Y tế xây dựng tờ trình về dự thảo Nghị định, trong đó minh định các vấn đề một cách khúc chiết. Cần tổng rà soát lại các thủ tục hành chính, từ đó, phân định rõ bao nhiêu thủ tục thuộc luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng. Trong số đó, xác định bao nhiêu thủ tục được xử lý trong dự thảo Nghị định này của Chính phủ, bao nhiêu thủ tục được xử lý trong Thông tư của Bộ, cần bóc tách rõ, tránh sót việc.

Về phân cấp thẩm quyền, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phân cấp nhiều hơn cho địa phương, thủ tục nào giữ lại cấp Bộ thì cần nêu rõ lý do.

Đức Tuân