• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phấn đấu chủ động được 50% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

(Chinhphu.vn) - Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố ở Tây Nguyên và doanh nghiệp thành lập các hợp tác xã, tập trung chủ yếu vào trồng sắn và ngô để chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bài viết Đỗ Hương

18/03/2022 16:21
Giảm dần phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi - Ảnh 1.

Ngành chăn nuôi bàn giải pháp giảm giá đầu vào của thức ăn chăn nuôi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 18/3, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy tổng đàn lợn trong nước đang phục hồi trở lại. Theo đó, năm 2020 đạt 22 triệu con, năm 2021 là 28 triệu con. Tuy nhiên, trái ngược với đà phục hồi của tổng đàn thì giá lợn hơi từ đầu năm 2021 đến nay bấp bênh và xu hướng chủ yếu là giảm.

Đến cuối tháng 2/2022 giá lợn hơi còn 53.000 – 56.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3/2022 giảm xuống còn 50.000  – 53.000 đồng/kg.

Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng có thị trường tiêu thụ rộng lớn và đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, những thách thức lớn đối với ngành hiện này là chi phí đầu vào sản xuất; dịch COVID-19 trên người làm đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch tả lợn Châu Phi... 

Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi, nhưng lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì thế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới.

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi: "Chúng ta mới chủ động được 35% nguyên liệu đầu vào, 65% nhập từ nước ngoài. Chính vì thế phải tái cơ cấu hệ thống cây trồng, làm sao có cánh đồng đủ lớn có thể áp dụng công nghệ cơ giới hóa để trồng giống ngô, đậu tương năng suất cao phục vụ phát triển thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu phải phấn đấu chủ động được khoảng 50% nguồn nguyên liệu".

Giảm dần phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết sẽ nhân rộng các nghiên cứu hiệu quả để giảm giá thức ăn xuống khoảng 7% - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Một số đại biểu đề xuất, cần rà soát quy mô đàn lợn, đánh giá chất lượng, năng suất đàn lợn nái để tổ chức chỉ đạo sản xuất phù hợp theo Chiến lược phát triển chăn nuôi và quy hoạch kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng sinh thái. 

Bên cạnh đó, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lợn, giảm áp lực từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sử dụng hiệu quả các nguyên phụ liệu có sẵn tại địa phương.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH DeHeus chia sẻ: "Doanh nghiệp chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để xây dựng các nhà máy sơ chế nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây dựng các kho dự trữ ở các địa phương. Chúng tôi mong muốn, Bộ và các địa phương cung cấp thông tin những vùng nào sẽ quy hoạch những giống cây trồng nào để xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn".

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi trong giá thành chăn nuôi là một trong những giải pháp quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Giải pháp sắp tới là sử dụng nguyên liệu của các địa phương; chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 

Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các tỉnh thành phố ở Tây Nguyên và Công ty TNHH DeHeus thành lập các hợp tác xã, tập trung chủ yếu vào trồng sắn và ngô để chủ động nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

"Sau nhiều năm, Viện Chăn nuôi cùng với các đơn vị đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu ở địa phương và bằng phần mềm đã đưa ra được các công thức thức ăn và phân tích giá trị thức ăn hỗn hợp, đầy đủ các tiêu chí. Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trên nhiều đối tượng trong chăn nuôi và sẽ được nhân rộng ra. Với cách làm như vậy, ước tính giá thức ăn giảm từ 300 đồng đến 1.000 đồng/kg. Với 1.000 đồng/kg trên giá hiện phải mua vào là 10.000 đồng thì đã giảm 10%. Như thế giá thành chăn nuôi giảm được từ 5% đến 7%. Nếu cùng hoàn thiện những giải pháp đồng bộ thì sẽ có thể phát triển chăn nuôi trong thời gian tới một cách chủ động và có hiệu quả", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đỗ Hương