• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện

(Website Chính phủ) - Đó là một trong những nội dung của Nghị định số 15/2007/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện vừa được Chính phủ ban hành.

30/01/2007 10:31

Theo Nghị định, việc phân loại này nhằm bảo đảm sự ổn định của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương; làm căn cứ để hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện; và làm cơ sở để xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ công chức phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Việc tính điểm để phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện dựa theo các tiêu chí: dân số, diện tích tự nhiên, và các yếu tố đặc thù. Theo đó thì tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được phân làm 4 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III. Đơn vị hành chính cấp huyện được phân làm 3 loại: loại I, loại II và loại III.

Thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt) được công nhận là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I. Đây là các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng và khu vực; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc khu vực.

Nghị định cũng công nhận thành phố trực thuộc tỉnh và quận thuộc Thủ đô Hà Nội, quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh  là đơn vị hành chính cấp huyện loại I. Thành phố thuộc tỉnh có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và giao lưu trong nước, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ. Quận thuộc Thủ đô Hà Nội và quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có dân số và mật độ dân số cao, tính chất quản lý nhà nước về đô thị phức tạp và khó khăn, đạt tỷ lệ thu chi cân đối ngân sách hàng năm cao, là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đô thị loại đặc biệt.

Về việc điều chỉnh việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, sau 05 năm kể từ ngày quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh việc phân loại đơn vị hành chính. Trường hợp đơn vị hành chính có biến động về dân số, diện tích, yếu tố đặc thù đủ điều kiện để phân loại thì Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định điều chỉnh việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.

Mai Hương

(Nguồn: Nghị định số 15/2007/NĐ-CP)

Nhấn vào đây để xem toàn văn