Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực.
Theo đó, các nước cần phải hành động có trách nhiệm xây dựng phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 nhằm duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông”.
Trước đó, ngày 14/4, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, cuộc tập trận hoàn toàn sử dụng đạn thật, tập trung vào tấn công lẫn phòng thủ 3 chiều, đổ bộ chiếm đảo bằng tàu đệm khí, cất hạ cánh đồng loạt trực thăng vũ trang, đổ bộ đường không và thử nghiệm tàu đệm khí tự đóng của Trung Quốc. Hai chiến hạm đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn chở theo nhiều trực thăng và tàu đổ bộ đệm khí ra Biển Đông tập trận bắn đạn thật để kiểm tra khả năng tác chiến thực tế.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, ngày 23/2, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc sắp hoàn thành việc xây dựng hơn 20 cấu trúc trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông được cho là giống với kho chứa tên lửa đất đối không tầm xa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết ‘sẽ xác minh thông tin này’, đồng thời khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp.
Việt Nam đề nghị các bên liên quan hành xử có trách nhiệm, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.