• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Pháo phòng không "3 phút diệt 5 máy bay"

Sản xuất từ năm 1939 cho đến nay pháo này vẫn trực chiến, có tới 50 nước mua trang bị cho quân đội…Đó là pháo phòng không 37mm do Liên Xô (trước đây) chế tạo.

16/05/2013 11:34

Môt khẩu đội pháo phòng không 37mm loại 2 nòng
 Loại pháo phòng không 37mm có tên 61-K, NATO gọi là M1939. Ban đầu pháo chỉ có 1 nòng  cỡ 37mm, sau này phát triển thành 2 nòng. Pháo sử dụng được 5 loại đạn khác nhau. Tầm bắn lớn nhất trên không 6.700 m; Tầm bắn hiệu quả 3.000 m.

Pháo 61-K có thể sử dụng bắn mục tiêu mặt đất. Tầm bắn xa nhất (trên mặt đất) là 9,500 m; Tầm bắn hiệu quả 4.000 m. Pháo 37mm còn có biến thể đặt trên tàu chiến.

Pháo có hệ thống kính ngắm quang học, liên kết cơ khí giữa hệ góc bắn, hệ phương vị và cụm thước đặt ước lượng tốc độ, góc bắn… Góc bắn của pháo từ -5 độ đến 85 độ. Góc phương vị 360 độ.

Toàn bộ hệ chuyển động phương vị, góc tà, ước lượng cự ly của pháo đều do trắc thủ quay bằng tay, pháo thủ đạp “cò” bằng chân. Kíp chiến đấu cơ bản 5 binh sĩ.

Tận dụng áp lực hơi thuốc nổ, nhà sản xuất đã cấu trúc các khớp, cơ cấu đẩy để thực hiện các động tác một cách tự động như:  khóa nòng, nạp đạn, đẩy đạn, đóng khóa nòng, điểm hoả, loại bỏ vỏ đạn.

 Pháo có kết cấu cụm băng đạn nạp liên tục bằng tay, do đó pháo có thể bắn liên tục (điểm xạ dài) hoặc phát một. Thông thường pháo bắn được hàng trăm viên /1 phút.

Thân pháo cao xạ 37 dài 3,8 m, rất linh hoạt dễ cơ động. Càng pháo sử dụng bơm tay thủy lực, giúp triển khai “kích” bệ pháo nhanh. Tuy vậy pháo vẫn có thể bắn ngay trong khi hành tiến. Khi cơ động pháo được kéo bằng xe tải nhỏ, triển khai vào trận địa có thể kéo, đẩy bằng sức người. Kíp pháo thủ từ 5 đến 8 người.

Khi pháo sử dụng đạn thông thường, khối lượng đầu đạn 1,43 kg, sơ tốc đạn đạt 880m/s. Nếu sử dụng đạn  BR-167P sơ tốc đạt 960 m/s, độ xuyên giáp 57 mm đến 100 mm.

Trong chiến tranh đánh trả không quân Mỹ tập kích đường không vào cầu Đáp Cầu Bắc Ninh,  ngày 17 tháng 10 năm 1967, chỉ huy tiểu đoàn 18 (sư đoàn 365) phán đoán rất đúng tốc độ máy bay phản lực F-105 khi bổ nhào, đơn vị đã bố trí các khẩu pháo 37mm và 14,4mm “ôm” sát mục tiêu để xạ kích, “giăng màn đạn”. Kết quả 5 máy bay phản lực hiện đại bị bắn hạ trong vòng chưa đầy 3 phút.

 Pháo 37mm hiện vẫn là lực lượng phòng không chủ yếu, bảo vệ mục trong tiêu tầm gần của nhiều quốc gia.

 Trần Văn