• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Pháp y là lực lượng quan trọng trong ngành Y

(Chinhphu.vn) – Trung bình hàng năm, chuyên ngành Pháp y – Y tế ở trung ương và các địa phương giải quyết trên 50.000 vụ việc liên quan đến pháp y, cung cấp nhiều chứng cứ xác thực trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động giám định pháp y gặp một số khó khăn.

17/06/2010 16:15

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Cần phải coi pháp y là lực lượng quan trọng trong ngành y - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều nay (17/6), tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đến thăm và làm việc với Viện Pháp y Quốc gia.

Hoạt động pháp y chưa ngang tầm nhiệm vụ

 Pháp y là ngành khoa học, là điểm giao thoa giữa y khoa và pháp luật.

Pháp y có nhiệm vụ giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe, xác định sự xâm phạm về tình dục, tìm mối quan hệ huyết thống và khám nghiệm tử thi, tìm nguyên nhân, cung cấp các chứng cứ gây tử vong; giám định trong các vụ án hình sự, chết do tai nạn giao thông…

Trong thời gian qua, công tác Pháp y ở nước ta có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động giám định pháp y.

Trung bình hàng năm, chuyên ngành Pháp y – Y tế ở trung ương và các địa phương đã giải quyết trên 50.000 vụ việc liên quan đến pháp y, cung cấp nhiều chứng cứ xác thực cho các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xét xử về các vụ án hình sự.

Tuy nhiên hiện nay, hoạt động giám định pháp y gặp một số khó khăn như các trang thiết bị phục vụ cho công tác pháp y ở trung ương và địa phương còn yếu, chưa ngang tầm với chức năng và nhiệm vụ được giao.

Giám định viên về pháp y không ổn định; giám định viên chưa qua đào tạo chuyên ngành còn nhiều; môi trường làm việc không thuận lợi, thậm chí độc hại; vấn đề phơi nhiễm các bệnh nguy hiểm là rất cao; hành lang pháp lý trong giám định còn thấp…

Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ giám định viên pháp y

Viện Pháp y Quốc gia được thành lập năm 2006 với chức năng và nhiệm vụ chính là giám định pháp y; nghiên cứu và ứng dụng khoa học pháp y; xây dựng quy trình, quy chuẩn chuyên môn về pháp y; chỉ đạo chuyên môn nghiệm vụ trong phạm vi toàn quốc…

Đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động pháp y khi phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho rằng các vụ việc, vụ án, liên quan đến sức khỏe, nhân phẩm của con người, pháp y là nguồn cung cấp các chứng cứ chủ yếu cho các cơ quan tố tụng. Cần phải coi pháp y là lực lượng quan trọng trong ngành y.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng yêu cầu Bộ Y tế, lãnh đạo Viện Pháp y Quốc gia cần hết sức quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giám định viên pháp y trong toàn quốc. Đầu tư xây dựng các phòng xét nghiệm pháp y đạt chuẩn khu vực, tiến tới chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng với các giám định viên pháp y.

Nguyễn Hoàng