Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thông báo công bố ngày 17/3 tại Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian nêu rõ, sau 3 năm quan sát các ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ, kính thiên văn BICEP2 đặt tại Nam Cực đã phát hiện thấy các dao động trong các sóng cực ngắn tồn tại dưới dạng ánh sáng mờ trong vũ trụ. Theo giới khoa học, dao động này xuất hiện do tác động từ các sóng trọng lực lan tỏa qua không gian và thời gian trong vũ trụ. Các sóng trọng lực này được xác định là những rung động đầu tiên của vụ nổ Big Bang.
Phát hiện này đã khẳng định sự tồn tại của các sóng trọng lực, cũng là bằng chứng rõ rệt đầu tiên củng cố lý thuyết vụ nổ Big Bang hay "lý thuyết thổi phồng", cho rằng vũ trụ quan sát thấy hiện tại được hình thành từ một vụ nổ lớn cách đây khoảng 14 tỷ năm. Sau Big Bang, vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc rồi bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Giới khoa học tin rằng các sóng trọng lực chính là sản phẩm sinh ra từ vụ nổ Big Bang.
Huyền Nhung