• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát hiện gần 25.000 vụ vi phạm pháp luật môi trường

(Chinhphu.vn) - Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2010 đến nay, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trên toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 25.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường.

16/08/2013 15:54

Ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra nghiêm trọng - Ảnh minh họa
Trong đó, đã khởi tố trên 350 vụ án với gần 400 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính gần 200 tỷ đồng.

Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản và môi trường đô thị. Từ năm 2010 đến hết tháng 6/2013, những vi phạm do Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường phát hiện trong các lĩnh vực này là 6.000 vụ; trong đó đã khởi tố gần 40 vụ án với hơn 60 đối tượng; xử lý hành chính hơn 5.000 vụ việc với tổng số tiền hơn 90 tỷ đồng.

Ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra nghiêm trọng, trong hầu hết các loại hình sản xuất. Khoảng hơn 60% lượng nước thải hằng ngày từ các khu, cụm công nghiệp ở các tỉnh, thành phố đều xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý, nhất là tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ-sông Đáy.

Nguyên nhân là do phần lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư xây dựng các dự án chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua một số điều kiện về công tác bảo vệ môi trường như không đánh giá tác động môi trường, không quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Hơn 3 năm qua, lực lượng Cảnh sát môi trường cũng đã phát hiện hơn 6.000 vụ vi phạm trong quản lý và khai thác lâm sản, khoáng sản và săn bắt động vật hoang dã. Để khai thác được khối lượng gỗ lớn, các đối tượng thường lợi dụng chính sách chuyển đổi “rừng nghèo’, dự án xây dựng thủy điện, phát quang biên giới để khai thác, nhất là các loại gỗ quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao như gỗ sưa, nghiến, trắc…

Thực tế trên cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cho phù hợp với điều kiện hiện nay là rất cần thiết. 

Bên cạnh đó, Chiến lược phòng, chống tội phạm về môi trường ở Việt Nam cần được xây dựng và thực hiện để góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và các nhiệm vụ, giải pháp trong định hướng phát triển bền vững đất nước.

Nguyễn Sĩ