• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát huy quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội

(Chinhphu.vn)- Chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

28/05/2012 17:55

Đại biểu Trần Trọng Nghĩa. Ảnh: VGP/Quốc Thanh

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP Hồ Chí Minh), quy trình xây dựng luật pháp từ sáng kiến của đại biểu phải trải qua nhiều khâu mà một đại biểu khó  thực hiện được.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định khi tham gia xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu Quốc hội phải “nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi  điều chỉnh của văn bản; những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản; báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; thời gian dự kiến đề nghị Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua” (khoản 1, Điều 23).

Tại khoản 2, Điều 24 Luật quy định “trước khi gửi đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội phải gửi đề nghị, kiến nghị của mình đến Chính phủ để Chính phủ có ý kiến”.

Như vậy có thể thấy dự án luật do cá nhân đại biểu trình thì cũng phải đầy đủ hồ sơ như các luật khác. Điều này có thể gây khó khăn cho các đại biểu Quốc hội khi thực thi quyền sáng kiến pháp luật của mình.

Từ phản ánh của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, sáng kiến luật của đại biểu  khi đưa lên, các cơ quan của Quốc hội phải làm rõ sáng kiến luật đó. Nếu Ủy ban nào nhận thấy có nội dung liên quan đến lĩnh vực của mình thì tham gia xây dựng.

Theo các đại biểu, nếu đơn giản cách làm và phát huy được tính chủ động của các cơ quan liên quan thì đại biểu Quốc hội sẽ phát huy được năng lực sáng kiến pháp luật và đó cũng chính là việc góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Từ cách xây dựng luật hiện nay, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, Chính phủ có thể đề xuất làm luật nhưng Quốc hội cần quyết định “đầu bài” và tư tưởng cho các dự án luật. Quy định như vậy sẽ tạo nên tính chủ động cho Quốc hội trong việc thực hiện một trong những chức năng chính là xây dựng luật pháp.

Về nội dung đánh giá tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, các đại biểu đều cho rằng cần phải thực hiện yêu cầu này để hoàn thiện quy định luật pháp. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất hiện nay mà theo các đại biểu là chưa có một quy trình, quy chuẩn nào để thực hiện công việc đánh giá tín nhiệm. Do đó các đại biểu kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng thực hiện việc đánh giá tín nhiệm chức danh do Quốc hội bầu mới chỉ là đổi mới “đầu ra” mà chưa đổi mới “đầu vào”. Theo đại biểu, khi Quốc hội phê chuẩn các chức danh cũng phải có số dư, các ứng viên cũng phải có chương trình hành động để Quốc hội lựa chọn và khi đánh giá tín nhiệm thì cũng có cơ sở.

Quốc Thanh