• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KHCN

(Chinhphu.vn) - Khái niệm về “trí thức” còn tương đối mở và định tính. Do đó, cần làm rõ và thống nhất về khái niệm trí thức, từ đó có những biện pháp sử dụng trí thức, trọng dụng nhân tài, tôn vinh phù hợp để phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KHCN Việt Nam.

15/07/2022 16:43
Phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KHCN - Ảnh 1.

Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật toàn quốc năm 2022 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Ngày 15/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam tổ chức "Hội nghị giao ban các Hội KH&KT toàn quốc năm 2022".

Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội ngành toàn quốc đã cố gắng đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối cảnh đất nước vừa trải qua đại dịch COVID-19.

Liên hiệp Hội đã thể hiện trách nhiệm là cầu nối giữa các hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn, các chủ trương, chính sách về xây dựng phát triển đất nước.

Đặc biệt là hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, với tinh thần vì cộng đồng, tính trung thực trong khoa học để phản ánh khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức KHCN...

20 hội ngành toàn quốc đã có những hoạt động tư vấn, phản biên sôi nổi, bám sát tình hình kinh tế-xã hội của đất nước về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Công đoàn, Luật Thi đua - Khen thưởng, Luật Dầu khí, Luật Hóa chất…

Thông qua việc triển khai các hoạt động tư vấn phản biện, các chuyên gia, các nhà khoa học của các hội ngành toàn quốc đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao vị thế và vai trò của hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.

Nhằm đáp ứng yêu cầu trong nền công nghiệp 4.0, các hội cũng đã quan tâm và triển khai công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực chuyên ngành như Hội KH&KT An toàn vệ sinh lao động triển khai chuyển đổi số trong kiểm tra, giám sát an toàn trong vận hành và sửa chữa điện.

Một số hội thực hiện các chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc gia như Hội Vật lý Việt Nam triển khai thực hiện 29 đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển Vật lý giai đoạn 2021-2025 đã được Bộ KH&CN phê duyệt đặt hàng để tuyển chọn.

Bên cạnh đó, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo KHCN như triển khai thành công Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam (VIFOTEC); Cuộc thi Sáng tạo thanh thiểu niên nhi đồng toàn quốc; Lễ tôn vinh trí thức Hội tiêu biểu năm 2022... đã tạo ra nguồn động viên, khích lệ rất lớn trong cộng đồng các nhà KHCN.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam đối với đất nước, các cơ chế, chính sách đối với phát triển KHCN...

Theo bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và Giám định xã hội, các trí thức KHCN hiện nay còn gặp một số khó khăn như: Các quy định và thủ tục thanh toán kinh phí trong KHCN đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn rườm rà và phức tạp, chưa phù hợp với đặc thù hoạt động KHCN; thủ tục hành chính trong xem xét, phê duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu nhiệm vụ KHCN còn phức tạp…

Bên cạnh đó, môi trường hoạt động của trí thức, nhất là trí thức ở khu vực ngoài công lập còn nhiều khó khăn, bất cập; vai trò của các tổ chức KHCN ngoài công lập còn mờ nhạt trong các văn bản quy phạm pháp luật về KHCN. Do vậy, các tổ chức KHCN luôn vướng bởi các thủ tục hành chính, dẫn đến khó dành được hết tâm huyết cho các hoạt động KHCN.

Bà Bùi Kim Tuyến cho rằng, cần làm rõ và thống nhất về khái niệm trí thức, cần có tiêu chí cụ thể để xác định để từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng trí thức, trọng dụng nhân tài và tôn vinh phù hợp.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2008 đã xác định: "Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài". Đây là khái niệm tương đối mở và định tính, chưa có khái niệm trí thức với những tiêu chí nhất định, thống nhất.

Ngoài ra, theo bà Bùi Kim Tuyến, cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy xã hội hóa đầu tư cho KHCN; thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và nhà khoa học người nước ngoài tham gia các hoạt động KHCN ở Việt Nam; có cơ chế, chính sách khuyến khích các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống…

Hoàng Giang