• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát huy tiềm năng đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

(Chinhphu.vn) - Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, theo đó tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước về đất đai, góp phần vào việc phát huy tiềm năng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

20/10/2011 16:20

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày Tờ trình trước Quốc hội. Ảnh: Chinhphu.vn

Trong phiên họp chiều 20/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và Quy  hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.

Theo đó, các vấn đề trong nội dung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 của Chính phủ nhằm tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước về đất đai, góp phần  vào việc phát huy tiềm năng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với mục tiêu giữ diện tích đất lúa ở mức 3,8 triệu ha để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong dài hạn và một phần dành cho xuất khẩu, song cũng đề nghị Chính phủ lưu ý bên cạnh việc giảm diện tích đất trồng lúa, vẫn phải đặt ra nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu.

Do đó, cần đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất và áp dụng tiến bộ khoa học trong khâu sản xuất giống, bởi đây là thách thức không nhỏ trong điều kiện nước ta chịu sự tác động của biến đổi khí hậu.

Về đất cho rừng phòng hộ, Ủy ban cũng tán thành việc tăng diện tích rừng phòng hộ đến năm 2020  trước những tác động của biến đổi khí hậu mà Việt Nam được dự báo là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Liên quan đến đất cho khu công nghiệp (KCN), trong 10 năm qua, đất dành cho KCN nói chung có tốc độ tăng nhanh. Mặc dù các KCN có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, song Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc tăng diện tích KCN từ 72.000 ha lên 200.000 ha đến năm 2020 cần được cân nhắc thấu đáo.

Đối với đất đô thị, theo quy hoạch đến năm 2020 là 202.000 ha, tăng 68.000 ha so với năm 2010.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng  hiện có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, do đó, quy hoạch các khu đô thị cần căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quan hệ  hợp lý giữa diện tích xây dựng với diện tích cơ sở hạ tầng, diện tích cây xanh

Về Kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2011-2015), Ủy ban đề nghị cần tính toán lại diện tích đất dành cho KCN, bởi hiện nay tỷ lệ lấp đầy các KCN  không cao, trong khi đó kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tăng từ 72.000 ha lên 150.000 ha là quá nhanh, có thể dẫn tới tình trạng không đạt kế hoạch hoặc hiệu quả kinh tế thấp

Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành tiêu chí để phân bố chỉ tiêu quy hoạch, kế hạch, đồng thời có cơ chế kiểm tra , giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đảm bảo cho việc sử dụng đất theo đúng kế hoạch

Nhóm phóng viên