• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát huy tư duy liên vùng, lợi thế đất đai, thổ nhưỡng

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị Đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 hôm nay (31/12), nhiều kiến nghị, đề xuất được nêu ra xoay quanh việc tháo gỡ khó khăn trong chính sách đất đai để phát triển nông nghiệp.

31/12/2024 14:02
Phát huy tư duy liên vùng, lợi thế đất đai, thổ nhưỡng- Ảnh 1.

Luật Đất đai 2024 giải quyết những bất cập của luật cũ, tạo điều kiện tích tụ đất đủ lớn để ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo thông tin Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đưa ra, Luật Đất đai năm 2024 đã có nhiều điểm mới.

Cụ thể, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần hạn mức giao đất. Theo đó, tổ chức, cá nhân được thực hiện tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc tập trung đất nông nghiệp được thực hiện thông qua 3 phương thức: Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án dồn điền, đổi thửa; thuê quyền sử dụng đất; hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất. Việc tích tụ đất nông nghiệp thông qua việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn vằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Luật Đất đai 2024 giải quyết những bất cập của luật cũ, tạo điều kiện tích tụ đất đủ lớn để ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa. Tuy nhiên, luật mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 nên cần thời gian để phổ biến rộng rãi tới người dân.

Qua đó, giúp các tổ chức cá nhân thực hiện tập trung, tích tụ đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, làm ra sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng cao, gắn với bảo vệ môi trường…

Về quy hoạch liên tỉnh, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng đề xuất các địa phương cần phối hợp xây dựng quy hoạch sử dụng đất đồng bộ, tạo điều kiện hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, đảm bảo tính đặc thù và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng kỳ vọng vào hiệu quả sản xuất nông nghiệp khi thực hiện được quy hoạch sử dụng đấy đồng bộ. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: "Quy hoạch liên vùng, liên tỉnh sẽ khai thác hiệu quả lợi thế đất đai, thổ nhưỡng. Điều này sẽ giảm thiểu xung đột và tăng cường sự đồng bộ giữa các tỉnh, nhất là những khu vực có điều kiện sản xuất nông nghiệp tương đồng".

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, các cấp chính quyền cần lưu ý rằng ranh giới hành chính không nên là rào cản trong việc hình thành vùng sản xuất tập trung, liên kết tỉnh, liên kết vùng. Do đó, Bộ NN-PTNT đang đẩy mạnh nâng cao năng lực và chuyên môn cho các HTX, không chỉ dừng lại ở việc tích tụ đất mà còn phải tạo ra giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu và phát triển thị trường.

Trước khi thành lập HTX, tổ hợp tác, người dân cần chủ động lập kế hoạch, xác định nhu cầu vốn, quy mô sản xuất và định hướng thị trường (xuất khẩu sản phẩm thô hay chế biến). Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ về đất đai và tiếp cận thị trường, nhưng bà con cũng cần tự chủ trong các khâu phù hợp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan lấy ví dụ về Câu lạc bộ Đại điền ở Hải Phòng đã tập hợp thành công 3.000ha đất từ quỹ đất của 108 thành viên. Nhờ đó, địa phương không chỉ giải quyết vấn đề đất đai mà còn tăng giá trị lợi nhuận trên một diện tích đất.

Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhu cầu thị trường

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng: "Chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp cần có một hệ sinh thái riêng, trong đó các yếu tố như công nghiệp hóa nông thôn, sự tham gia của doanh nghiệp và mối liên kết với các ngành nghề khác đều đóng vai trò quan trọng".

Thủ tướng phân tích, "Các ngành khác cũng cần nông nghiệp để tạo nên sự gắn kết đa chiều trong phát triển kinh tế".

Chuyển trạng thái từ sản xuất đơn lẻ sang xây dựng một hệ sinh thái bền vững, tạo cộng hưởng giữa các yếu tố như đất đai, khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ và phát triển bền vững theo định hướng nông nghiệp xanh. Việc quy hoạch phải đảm bảo tính cộng hưởng: hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với điều kiện khí hậu, cộng hưởng với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chỉ khi đó, nông dân mới thực sự giàu lên từ nông nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu, phát triển nông nghiệp phải dựa trên quy hoạch rõ ràng, xác định chiến lược vùng nguyên liệu theo từng sản phẩm như lúa gạo, cây ăn quả, ngô, khoai, sắn, cà phê, sầu riêng… Quy hoạch vùng nguyên liệu không chỉ dựa trên điều kiện tự nhiên mà còn phải gắn liền với nhu cầu thị trường, không để hiện tượng sản xuất ồ ạt làm giảm giá thành nông sản trên thị trường.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số giải pháp chính đề phát triển kinh tế nông nghiệp. Đầu tiên, tích tụ đất đai sẽ tạo điều kiện để các HTX, tổ hợp tác có quỹ đất đủ lớn áp dụng cơ giới hóa và quy hoạch vùng nguyên liệu chiến lược. Ứng dụng khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy đổi mới trong sản xuất và giảm phát thải khí nhà kính từ trồng trọt và chăn nuôi.

Nhà nước cần xây dựng các cơ chế tín dụng phù hợp, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong các nỗ lực phát triển nông nghiệp bền vững. Chính quyền địa phương có vai trò trong đánh giá hiệu quả thi hành chính sách.

"Nông dân, cấp ủy và chính quyền địa phương cần thường xuyên rà soát, kiểm tra xem chính sách đã đi vào thực tế hay chưa, có tạo ra hiệu quả thực sự hay không", Thủ tướng chỉ đạo.

Đỗ Hương