• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát huy vai trò của công nhân lao động trong bảo vệ môi trường

(Chinhphu.vn) – Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp

29/03/2024 17:14
Phát huy vai trò của công nhân lao động trong bảo vệ môi trường- Ảnh 1.

Công đoàn, doanh nghiệp và người lao động cùng trao đổi các giải pháp bảo vệ môi trường - Ảnh: VGP/T.C

Chiều 29/3, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023, nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Diễn đàn sẽ là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động trao đổi để tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, đồng thời diễn đàn sẽ là nơi tôn vinh các sáng kiến nổi bật trong công tác bảo vệ môi trường.

Diễn đàn có sự tham dự của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các doanh nghiệp cùng đông đảo công nhân, người lao động.

Nêu thực tế công tác bảo vệ môi trường từ hoạt động của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Thái Dương - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam, cho biết: Hẩu hết các doanh nghiệp đã và đang thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp trong hệ thống đã triển khai và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 140000 cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tích hợp với hệ thống quản lý chất lượng, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thậm chí, một số doanh nghiệp có trường mầm non tổ chức thiết kế đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ từ rác thải nhựa, từ nguyên phụ liệu dư thừa của ngành dệt may như: cúc, chỉ, bông, vải… vào chương trình dạy cho trẻ em về việc bảo vệ môi trường từ sớm.

Với người lao động, theo ông Nguyễn Thái Dương, những quy định của doanh nghiệp về phân loại rác thải, chất thải tại nguồn đã hình thành thói quen tốt cho người lao động không chỉ tại nơi sản xuất mà còn được người lao động áp dụng tại nơi cư trú, trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Trao đổi về nâng cao nhận thức cho công nhân lao động trong việc bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa, ông Đỗ Việt Đức - Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp công đoàn đã ban hành Kế hoạch và tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện nhiều hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, như tổ chức trồng cây xanh, vườn hoa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong doanh nghiệp, đơn vị; cải tiến kỹ thuật, máy thiết bị để giảm tiêu hao năng lượng và chất thải độc hại ra môi trường...

Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ môi trường; phát động các phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động giữ gìn cảnh quan doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, theo ông Đỗ Việt Đức, năm 2023, trong tháng Hành động vì môi trường hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ để chống rác thải nhựa.

Nhiều địa phương, đơn vị, cơ sở căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của mình đã sáng tạo, đổi mới lựa chọn các hình thức thực hiện phù hợp như treo pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến các nội dung về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí tại các khu vực trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Năm 2023, các cấp Công đoàn đã tổ chức chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường, cơ quan, nơi làm việc, khu vực công cộng, vệ sinh đường phố khu dân cư, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh làm thay đổi diện mạo, cảnh quan, môi trường sạch, đẹp hơn.

Hoạt động giám sát về bảo vệ môi trường từng bước hoàn thiện ở các Liên đoàn Lao động địa phương và Công đoàn ngành đều đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường nhằm góp phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; huy động và tăng cường nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động.

Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Nguyễn Anh Thơ cũng thông tin về kết quả các hoạt động dịch vụ an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường lao động. Các đơn vị thuộc Viện đã thực hiện quan trắc môi trường cho 7.577 đơn vị, ước tính đến hết năm 2023 quan trắc môi trường cho khoảng 8.805 đơn vị. Kết quả quan trắc cho thấy có khoảng 32% số đơn vị được quan trắc có ít nhất 1 yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

Kết quả quan trắc môi trường đã góp phần tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động, giảm thiểu các tác động tiêu cực của các yếu tố có hại giúp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.

Trong quá trình quan trắc cũng phát hiện ra một số yếu tố mới xuất hiện trong môi trường lao động mà Việt Nam chưa quy định ngưỡng tiếp xúc nghề nghiệp, đây là căn cứ để đề xuất bổ sung, cập nhật vào danh sách ngưỡng tiếp xúc nghề nghiệp đối với các yếu tố có hại mới này.

Thu Cúc