• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát huy vai trò của MTTQ trong giám sát thực hiện CCHC của tỉnh Kiên Giang

(Chinhphu.vn) - Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC của tỉnh, MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Kiên Giang đã phát huy vai trò giám sát đối với hoạt động của chính quyền trong thực hiện cải cách hành chính (CCHC) nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

15/12/2023 10:55
Phát huy vai trò của MTTQ trong giám sát thực hiện CCHC của tỉnh Kiên Giang- Ảnh 1.

Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang làm việc tại huyện Kiên Lương - Ảnh: VGP/LS

Theo bà Lữ Kiều Dung, Phó Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật (Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang), công tác CCHC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một trong ba khâu đột phá của tỉnh từ nay đến năm 2025, luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và huy động sự tham gia của toàn xã hội đã đạt được những kết quả tích cực. 

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC của tỉnh, MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Kiên Giang đã phát huy vai trò giám sát đối với hoạt động của chính quyền trong thực hiện CCHC; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia giám sát, góp ý, xây dựng đối với cán bộ, đảng viên về thái độ, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện CCHC và nâng lên chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Theo bà Lữ Kiều Dung, từ năm 2014 đến nay, MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức 15 cuộc giám sát chuyên đề về công tác CCHC, trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang đã chủ trì giám sát 02 cuộc, trọng tâm là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện các hình thức công khai, minh bạch, cắt giảm TTHC, đơn giản hóa TTHC, tăng khả năng tiếp cận cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công.

Bên cạnh công tác giám sát, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang đã tham gia và phối hợp triển khai thực hiện dự án PAPI (Chỉ số Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh) tại 12 ấp/khu phố thuộc huyện Vĩnh Thuận, thành phố Hà Tiên và thành phố Rạch Giá (từ năm 2021 đến nay khảo sát tại các huyện Giồng Riềng, Giang Thành và TP. Rạch Giá); mỗi huyện/thành phố chọn 02 đơn vị hành chính cấp xã, mỗi xã/phường/thị trấn khảo sát tại 02 ấp/khu phố, có tổng cộng hơn 2.112 người dân được chọn ngẫu nhiên, đại diện các nhóm nhân khẩu đa dạng trong tỉnh, đã tham gia khảo sát, chia sẻ trải nghiệm và đánh giá của mình về hiệu quả quản trị và hành chính công của các cấp chính quyền.

Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ và Hội Cựu chiến binh tỉnh giám sát điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính đối với đơn vị hành chính 03 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đây chính là những kênh thông tin phản ảnh khách quan, trung thực và định hướng các ý kiến góp ý, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, qua đó giúp cho chính quyền các cấp trong tỉnh khắc phục những tồn tại, hạn chế và phấn đấu ngày càng cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, qua các hoạt động giám sát và tiếp nhận thông tin, ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân và nắm bắt tình hình dự luận xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội cho thấy, việc thực hiện CCHC còn một số tồn tại, hạn chế như:

Sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch của UBND tỉnh Kiên Giang chưa đồng bộ; một số cán bộ, công chức cấp xã chưa hiểu rõ tầm quan trọng công tác CCHC. Vận hành hệ thống Một cửa điện tử (nhất là cấp xã) có nơi còn hạn chế, chưa cập nhật thường xuyên việc giải quyết TTHC vào phần mềm điện tử.

Việc giải quyết các kiến nghị, phản ánh của người dân về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị còn chậm; chưa thường xuyên rà soát, niêm yết công khai các TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên Cổng thông tin điện tử của cấp huyện; chưa phát huy hiệu quả kênh "phúc đáp qua cổng thông tin điện tử", công khai thông tin trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của địa phương.

Về công tác tuyên truyền để người dân biết về dịch vụ bưu chính công ích qua bưu điện và thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho thấy, tỷ lệ hồ sơ TTHC phát sinh trên một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn ít so với hồ sơ nộp trực tiếp phát sinh trên thực tế; tỷ lệ số hóa hồ sơ, người dân ít tham gia tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phần lớn các đơn vị chưa thực hiện được.

Trang thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị cập nhật tin tức chưa thu hút được sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những thông tin liên quan đến quy hoạch, chính sách, đầu tư phát triển được nhiều người dân quan tâm.

Chỉ rõ nguyên nhân tình trạng này, bà Lữ Kiều Dung cho rằng, vai trò người đứng đầu chưa quan tâm chỉ đạo, sâu sát nhiệm vụ CCHC trong cơ quan, đơn vị; công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyền truyền, phổ biến chưa thường xuyên, chặt chẽ và đi vào chiều sâu, nhất là thái độ và trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công công vụ; công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chưa được thường xuyên.

Trên cơ sở đó, MTTQ tỉnh Kiên Giang đề xuất, kiến nghị một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức thành viên phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn cùng chung tay thực hiện công tác CCHC.


Thứ hai, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác CCHC, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.


Thứ ba, quan tâm giải quyết đúng hẹn các TTHC theo quy định, thực hiện nghiêm túc thư xin lỗi đối với các hồ sơ trễ hẹn của người dân và doanh nghiệp.


Thứ tư, tiếp tục quan tâm, phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ các cấp trong tỉnh tổ chức các hoạt động giám sát, khảo sát, lấy ý kiến đánh sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với công tác CCHC trên địa bàn tỉnh.