• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển bền vững cây hồi xứ Lạng

Cây hồi từ lâu đã được coi là cây đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có trên 33.000ha trồng cây hồi (chiếm khoảng 70% so với diện tích hồi của cả nước); hiện tại tỉnh Lạng Sơn đã quy hoạch đến năm 2015 diện tích hồi đạt 34.000ha, sản lượng 55.465 tấn (quả tươi) tương đương với 11.500 tấn quả khô; đến năm 2020 diện tích rừng hồi vẫn giữ ổn định 34.000ha, nhưng sản lượng sẽ tăng lên 62.474 tấn quả tươi, tương đương 12.600 tấn quả khô.

20/07/2011 14:12
Là cây có giá trị sử dụng cao, tinh dầu hồi được dùng làm hương liệu, nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là được dùng trong y dược, do vậy hoa hồi là loại nguyên liệu có giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, hiệu quả kinh tế của hồi rất cao, bởi đối với cây hồi có 40 năm tuổi vẫn cho thu hoạch quả, lá và vỏ để thể tinh luyện dầu; mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, vào tháng 6 và tháng 10.
Tuy lợi ích từ cây hồi là vậy, nhưng việc trồng hồi tại Lạng Sơn từ nhiều năm trước vẫn theo phương pháp quảng canh, người trồng không chăm bón mà để cây phát triển tự nhiên nên cây hồi chỉ khai thác khoảng hơn 10 năm là đã bắt đầu thoái hóa, già cỗi; do vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định. Cùng với đó, hoa hồi xứ Lạng vẫn chưa có thương hiệu riêng, nên giá cả bấp bênh gây khó khăn cho người trồng hồi vì không có thị trường tiêu thụ ổn định. Có thời kỳ hồi khô có giá trên 100 ngàn đồng/kg; nhưng cũng có thời điểm, giá hồi tụt hẳn xuống 14.000 – 17.000đồng/kg hồi khô, còn hồi tươi không vượt quá 5.000đồng/kg.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, lập hồ sơ xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn cho sản phẩm hoa hồi và từ năm 2007 đến nay, cây hồi Lạng Sơn chính thức có thương hiệu và được nhà nước bảo hộ, là tài sản quốc gia bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, vấn đề là quản lý và phát triển thương hiệu như thế nào để đảm bảo giữ được chất lượng và danh tiếng của sản phẩm vẫn là việc khó khăn đối với hoa hồi bởi hiện nay sản phẩm hồi xuất khẩu vẫn ở dạng thô với giá rẻ nên tuy lượng xuất khẩu lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Hầu hết hoa hồi được các cơ sở tư nhân sấy khô theo phương pháp thủ công nên chất lượng giảm, giá xuất khẩu vì thế cũng giảm theo. Các hộ đại lý thu mua hồi hoạt động tự phát, chưa có một tổ chức quản lý nào hướng dẫn họ kinh doanh theo quy định là sản phẩm Hồi đã được Nhà nước bảo hộ.
Ông Lường Đăng Ninh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn cho biết: Để nâng cao sản lượng và chất lượng tinh dầu hồi hướng đến phát triển bền vững thì rất cần phải có hệ thống quản lý, tổ chức quản lý, các quy trình quản lý sản phẩm hoa hồi một cách hệ thống. Đặc biệt phải thúc đẩy công nghiệp chế biến và thương mại hóa các sản phẩm hoa hồi; đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm hoa hồi quy mô công nghiệp với công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Cần xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm từ hồi, từng bước khẳng định thương hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu; phải hướng các hộ đại lý kinh doanh hồi tham gia vào quá trình quản lý, bảo vệ và giữ danh tiếng hồi Lạng Sơn.
Xác định được vấn đề này, trên hành trình khẳng định thương hiệu hồi xứ Lạng, vừa qua, tỉnh Lạng Sơn đã thành lập được hội sản xuất, chế biến và kinh doanh hồi Lạng Sơn với gần 200 hội viên tham gia; các hội viên không chỉ là các hộ gia đình trực tiếp sản xuất hồi, mà còn có các tổ chức, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hồi. Đây là sự gắn kết cần thiết nhằm bảo vệ, phát triển nâng cao sản lượng và chất lượng tinh dầu hồi cũng như chế biến, tiêu thụ sản phẩm hướng đến mục tiêu bảo vệ thương hiệu, phát triển bền vững loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, đa tác dụng, xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.
Thái Thuần