• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau

(Chinhphu.vn) - Sáng 5/12, Bộ KH&ĐT giới thiệu chương trình Vì sự phát triển cộng đồng và phát động sáng kiến “Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam” với sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.

05/12/2019 14:33
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng góp tiền của cá nhân mình cho chương trình "Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam". Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, chương trình không chỉ công bố sáng kiến, mà còn là một cuộc tổng kết về quá trình thực hiện các chính sách xã hội và đóng góp vào an sinh xã hội. Theo đó, Bộ KH&ĐT đã lựa chọn đối tượng là những người khuyết tật để giúp đỡ, chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện cam kết phát triển bền vững. Theo đó, cần thực hiện 3 trụ cột về phát triển bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau, như LHQ đã khẳng định.

Cụ thể, trụ cột thứ nhất là phát triển kinh tế gắn với xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế đã bao hàm các yếu tố xã hội, mà động lực chính là sức mạnh của toàn dân để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Trụ cột thứ 2 là bình đẳng xã hội, chăm lo những người yếu thế, phụ nữ, trẻ em, những người khuyết tật để thể hiện sự bình đẳng. Trụ cột này rất cần sự tham gia của nhiều người trong cộng đồng xã hội, kể cả các tổ chức và cá nhân.

Trụ cột thứ 3 là nâng cao năng lực quản trị xã hội, bao gồm năng lực thể chế, năng lực điều hành, năng lực hoạch định chính sách có sự tham gia của ngành kế hoạch và đầu tư.

“Để bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau, chúng ta cần nhiều giải pháp để thực hiện, trong đó, cần có những trái tim nhân hậu. Sáng kiến hôm nay chính là những trái tim nhân hậu, tình yêu thương giữa những con người”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ sẽ tập trung lồng ghép việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật vào quá trình tham vấn, xây dựng chính sách để không ai bị bỏ lại phía sau; xác định con người là trung tâm của sự phát triển, trong đó, người yếu thế, khuyết tật cần được thụ hưởng kết quả, sự tiến bộ trong quá trình phát triển của đất nước.

Hiện nay, cả nước có 24 triệu người thuộc nhóm yếu thế của xã hội, trong đó, có hơn 6 triệu người khuyết tật, riêng người mù và người khiếm thị hơn 3 triệu người. Đây là những con số đáng suy nghĩ để có giải pháp bảo đảm cho sự phát triển bao trùm và bền vững giữa phát triển kinh tế-xã hội.

Tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã công bố sáng kiến "Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam" với thông điệp: Cả nước chung tay mang lại hạnh phúc cho người mù. Theo đó, đối tượng hưởng lợi là 1 triệu người mù, khiếm thị có nhu cầu sử dụng gậy. Ưu tiên trước hết ở những nhóm, cụm yếu thế nhất trong cộng đồng người mù.

Ba trụ cột chính để thực hiện sáng kiến này là: Có gậy trắng tập huấn, trang bị kiến thức sử dụng gậy và thay đổi nhận thức. Theo đó, tặng cây gậy trắng đi kèm với tập huấn sử dụng an toàn, phục vụ di chuyển hằng ngày, kết hợp với hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức 2 chiều: Cộng đồng với người mù;  người mù và cây gậy trắng.

(theo TTXVN)