• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển các môn thể thao trọng điểm cho Olympic, ASIAD

(Chinhphu.vn) - Ngày 28/3, Cục Thể dục thể thao Việt Nam (Bộ VHTT&DL) đã tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm tham dự các kỳ Olympic và ASIAD giai đoạn 2026-2046.

28/03/2025 14:52
Phát triển các môn thể thao trọng điểm cho Olympic, ASIAD- Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: VGP/MT

Tại Hội thảo, với sự tham dự của hơn 200 các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận xung quanh 4 vấn đề chính: Bối cảnh và những yếu tố tác động đến sự phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam, cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới; Thực trạng phát triển thể thao thành tích cao của nước ta; Xác định các môn thể thao trọng điểm, căn cứ để lựa chọn các môn thể thao trọng điểm, tiêu chí lựa chọn các môn thể thao trọng điểm, dự thảo Chương trình đang dự kiến 17 môn thể thao trọng điểm để đầu tư trong thời gian tới; Các giải pháp để đầu tư, phát triển các môn thể thao trọng điểm như thế nào để giành huy chương vàng tại ASIAD và giành huy chương tại Olympic.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam Nguyễn Hồng Minh cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 70-KL/TW về phát triển TDTT trong giai đoạn mới, trong đó đã xác định 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà ngành TDTT cần phải tập trung thực hiện; Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược đã xác định rõ 5 quan điểm, 6 mục tiêu cụ thể, 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà ngành TDTT cần phải cụ thể hóa để thực hiện.

Thể thao Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể tại SEA Games và các giải đấu khu vực, nhưng thành tích tại ASIAD và Olympic còn hạn chế, có dấu hiệu tụt hậu so với các nền thể thao mạnh. Nguyên nhân chính là thiếu một chương trình cấp quốc gia tập trung đào tạo VĐV trọng điểm cho các đấu trường này, trong khi nhiều quốc gia châu Á đã có chiến lược đầu tư bài bản.

Tại Hội thảo, TS.BSCKII. Lê Thanh Tùng - Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, trong bối cảnh thể thao Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp hiện đại và khoa học, việc xây dựng một hệ thống y học thể thao đồng bộ, hiệu quả và bền vững không chỉ là yêu cầu chuyên môn cấp thiết, mà còn là một "cấu phần" quan trọng trong Chiến lược phát triển thể thao quốc gia giai đoạn mới.

Về giải pháp thực hiện, Cục TDTT Việt Nam sẽ phân nhóm môn thể thao trọng điểm; đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực: huy động ngân sách trung ương, địa phương và nguồn lực xã hội để hiện đại hóa hệ thống huấn luyện, xây dựng các trung tâm huấn luyện chuyên sâu (thể thao trên núi cao, thể thao biển, võ thuật, bắn súng - bắn cung), phát triển Trung tâm đào tạo vận động viên Olympic tại Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình.

Có chính sách hỗ trợ vận động viên, huấn luyện viên: nâng cao chế độ lương, thưởng cho vận động viên đạt thành tích cao, cthiện chính sách việc làm sau khi vận động viên giải nghệ, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư vào thể thao.

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong thể thao: sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để tuyển chọn và huấn luyện vận động viên, thành lập phòng huấn luyện công nghệ cao tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.

Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh vận động viên xuất sắc, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thể thao, từng bước hoàn thiện hệ thống thi đấu quốc gia và giải pháp chuyên môn, kế hoạch cụ thể phát triển 17 môn thể thao trọng điểm, bao gồm Bắn súng, Bơi, Điền kinh, Cử tạ, Karate, Wushu...

Minh Thư