• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển Chính phủ điện tử là tất yếu khách quan

(Chinhphu.vn) – Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử là tất yếu khách quan. Quản lý Nhà nước mà ít ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tụt hậu; tất cả các công chức, viên chức đều phải thành thạo xử lý công việc qua email và mạng điện tử.

05/05/2010 18:32

Tất cả các công chức, viên chức đều phải thành thạo xử lý công việc qua email và mạng điện tử - Ảnh minh họa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh như vậy khi đóng góp ý kiến vào Dự thảo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 và đánh giá về việc xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông trình tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong ngày 5/5/2010.

Theo Thủ tướng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ nhằm giúp công tác quản lý Nhà nước hiệu quả  hơn, minh bạch hóa, giảm chi phí, giảm tiêu cực, chống tham nhũng, giải quyết nhanh công việc, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn; đóng góp đắc lực cho cải cách, xây dựng nền hành chính hiện đại, thông suốt, phát huy tốt quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng lưu ý, Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan được giao chủ trì xây dựng các dự thảo nêu trên cần chú ý tới việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; chú ý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản. Đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai internet, đường truyền băng thông rộng thông suốt từ Trung ương đến tận xã, phường.

Thủ tướng gợi ý, nhiều giao dịch, dịch vụ với công dân, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh thực hiện qua mạng internet, chẳng hạn như nộp thuế điện tử; cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp; hải quan điện tử…và lưu ý Bộ Thông tin và Truyền thông là Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được các chuyên gia có uy tín trong ngành thẩm định.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Dự thảo Chương trình cần bổ sung, hoàn thiện thêm phần khuyến khích tạo môi trường làm việc qua mạng điện tử cho các cơ quan nhà nước; khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia cho các cơ quan quản lý, công chức, viên chức sử dụng khi xây dựng, soạn thảo các văn bản quy phạm, cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng đề nghị sớm công nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử và đẩy mạnh thương mại điện tử.

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, nước ta tăng được một bậc từ 91 lên thứ 90 trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.

Chính phủ điện tử được phát triển qua 5 mức (hiện diện; tăng cường; tương tác; chuyển đổi; hòa nhập hoàn toàn).

Hiện nay về cơ bản, nước ta mới phát triển đến mức 2 tức là  tăng cường số trang thông tin/cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin của Chính phủ, chính quyền địa phương tăng lên, nội dung thông tin nhiều hơn và thường xuyên được cập nhật, hỗ trợ tìm kiếm và có thể kết nối tới các trang thông tin/cổng thông tin điện tử khác.

Trong những năm tới, Việt Nam phấn đấu đạt mức độ 3 và 4, tức là hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi và dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

Việt Đông