• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển công nghệ cao từ nội lực người Việt

(Chinhphu.vn) - Sau 10 năm hoạt động, Khu Công nghệ cao (CNC) TP Hồ Chí Minh đã tạo ra được những công nghệ nội sinh đầu tiên, từng bước đóng vai trò động lực phát triển CNC cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

24/10/2012 08:26

PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu CNC TP Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Ngày 24/10, Khu CNC TP Hồ Chí Minh kỷ niệm 10 năm thành lập. Nhân dịp này, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu CNC TP Hồ Chí Minh, về những thành tựu đã đạt được và kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

Xin ông cho biết một số kết quả đã đạt được của Khu CNC TP Hồ Chí Minh sau 10 năm đi vào hoạt động?

PGS. TS Lê Hoài Quốc: Sau 10 năm hoạt động, Khu CNC TP Hồ Chí Minh đã thu hút được 66 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 2,219 tỷ USD, trong đó có 33 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đầu tư 1,788 tỷ USD và 33 dự án trong nước có vốn đầu tư 430,73 triệu USD. Trong số này, có nhiều nhà đầu tư thuộc các tập đoàn, công ty CNC hàng đầu thế giới như Intel sản xuất, lắp ráp chipset và Jabil sản xuất linh kiện điện tử của Hoa Kỳ; Nidec sản xuất động cơ bước của Nhật Bản; Datalogic sản xuất thiết bị đọc mã vạch của Italia,...

Tính đến tháng 9/2012, đã có 29 dự án đi vào hoạt động, với giá trị xuất khẩu đạt 3,575 tỷ USD. Bình quân hàng năm nộp ngân sách nhà nước trên 100 tỷ đồng, tạo việc làm cho 16.990 lao động.

Hiện Khu CNC đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các khu đô thị khoa học công nghệ thế giới (ISPA), Hiệp hội các khu công viên khoa học Châu Á (ASPA). Bên cạnh đó, đã tạo được mối quan hệ quốc tế với nhiều tổ chức như Amcham, Eurocham, Jestro,... các trường đại học lớn như Georgetown, Baylor University (Hoa Kỳ) và các nhà khoa học, doanh nhân… nhằm hỗ trợ hoạt động xúc tiến đầu tư và tư vấn phát triển Khu CNC.

Để trở thành một trung tâm nghiên cứu và chế tạo CNC hàng đầu tại Việt Nam, thì các hoạt động nghiên cứu triển khai, ươm tạo doanh nghiệp CNC... là rất quan trọng. Xin ông cho biết, các hoạt động này ở Khu CNC TP Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

PGS. TS Lê Hoài Quốc: Thời gian qua, Khu CNC đã được đầu tư một số phòng thí nghiệm quan trọng, phục vụ cho công tác nghiên cứu như: phòng thí nghiệm công nghệ vi mạch bán dẫn, phòng công nghệ nano, phòng thí nghiệm cơ khí chính xác, phòng nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học. Đến nay các phòng thí nghiệm này đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, thu hút nhiều nhà khoa học có trình độ cao trong nước và chuyên gia Việt kiều làm việc thường xuyên.

Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), ươm tạo doanh nghiệp CNC đã đạt được một số kết quả ban đầu như việc triển khai phát triển đề tài cảm biến sinh học (Bio-sensor), cảm biến áp suất, chế tạo thành công Dye Sensitized Solar Cell, nghiên cứu chế tạo vật liệu LED, một số chế phẩm nano dùng cho chuẩn đoán y khoa,…

Trong số 29 dự án đi vào hoạt động, đã có 20 dự án triển khai hoạt động R&D theo cam kết, chi phí cho R&D đạt từ 2-6%, trong đó, có 2 doanh nghiệp chi trên 30%, 6 doanh nghiệp chi từ 10-30% và 12 doanh nghiệp chi ở mức từ 1-10%. Số doanh nghiệp còn lại đang xây dựng kế hoạch triển khai R&D.

Vườm ươm Doanh nghiệp công nghệ cao đã xây dựng và thiết lập được qui trình ươm tạo, hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ thích hợp theo nhu cầu của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm được hình thành từ hoạt động ươm tạo như sản phẩm ươm tạo thử nấm độc “bộ Kit Elisa và thanh công cụ Quick Test”, bác sỹ gia đình HELP “Hệ thống kết nối chăm sóc sức khỏe cá nhân - bác sỹ gia đình”,… được triển khai hoạt động thành công.

Tuy nhiên, so với mục tiêu xây dựng một khu CNC hoạt động trên nền tảng sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu, nơi thu hút tri thức Việt kiều… thì chúng ta chưa đạt được. Vậy đâu là nguyên nhân? 

PGS. TS Lê Hoài Quốc: Có thể nói rằng sau 10 năm phát triển, Khu CNC TP Hồ Chí Minh đã được định hình trên tất cả các mặt như kết cấu hạ tầng, môi trường đầu tư, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu triển khai, đào tạo, ươm tạo… Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra và những kỳ vọng của lãnh đạo TP.

Nguyên nhân cơ bản phải kể đến đó là các chính sách chưa thực sự đột phá để thu hút đầu tư để tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Việc đầu tư trang thiết bị cho nghiên cứu triển khai, đào tạo và ươm tạo chưa đồng bộ, chưa được kịp thời và đầy đủ.

Thiếu nguồn nhân lực có đào tạo để thực hiện một công trình trọng điểm liên quan đến các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo, ươm tạo lớn, chưa có tiền lệ như khu CNC. Chưa có cơ chế đãi ngộ thích đáng dành cho các nhà khoa học trong nước và trí thức Việt kiều tham gia vào phát triển CNC để xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại. Đây là thách thức lớn trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, các vấn đề như tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu CNC chậm và kéo dài; hạ tầng kết nối ngoài khu CNC còn yếu và thiếu đồng bộ; hạ tầng xã hội như nhà ở chuyên gia, nhà lưu trú công nhân, khu thương mại, giải trí, giáo dục, y tế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu CNC hiện nay cộng với sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế… đã ảnh hưởng đến kết quả trong thời gian qua.

Để Khu CNC TP Hồ Chí Minh thực sự đóng vai trò là trung tâm trong việc đóng góp giá trị gia tăng cao, góp phần vào việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của TP thì những giải pháp và định hướng sắp tới là gì thưa ông?

PGS. TS Lê Hoài Quốc: Đối với một nước chưa có công nghệ nguồn như Việt Nam, thì CNC trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trình độ của nền kinh tế, đáp ứng ngay những yêu cầu thực tiễn của thị trường trong nước, từng bước xây dựng năng lực nội sinh để đột phá, tiến tới sáng tạo, tạo CNC từ trí tuệ người Việt nam.

Trước mắt, phải tập trung hoàn thành xây dựng hạ tầng giai đoạn I vào năm 2013, đến năm 2018 cơ bản hoàn thành và đến 2020 hoàn chỉnh toàn bộ kết cấu hạ tầng của giai đoạn II. Thu hút 2 tỷ USD vốn đầu tư; giải ngân vốn điều lệ cố gắng đạt 90% và vốn đầu tư đạt 40%; tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sản xuất trong Khu CNC đạt từ 35-45%; Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 20 tỷ USD…

Theo kế hoạch, Khu CNC sẽ xây dựng thêm một số phòng thí nghiệm trọng điểm (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lương mới…); thu hút, huy động 100 tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư trong và ngoài nước tham gia hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các phòng thí nghiệm trọng điểm. Đến năm 2020 thu hút và đào tạo ít nhất khoảng 10.000 kỹ sư và những người làm công tác nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của các dự án sản xuất sản phẩm CNC.

Mạnh Hùng