• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển công nghiệp phụ trợ thực chất là phát triển DNVVN

(Chinhphu.vn) – Theo quan điểm của Bộ KH&ĐT, phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT) thực chất là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) - chính là khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

18/11/2014 10:31
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh
Bổ sung phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công Thương tại phiên chất vấn diễn ra sáng nay (18/11) trong lĩnh vực định hướng phát triển CNPT, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh, CNPT là một vấn đề lớn của đất nước. Các nước thu hút đầu tư nước ngoài nhiều, có nền kinh tế phát triển đều có CNPT phát triển.

"Có CNPT phát triển chúng ta mới hấp thu được đầu tư nước ngoài để tạo ra giá trị gia tăng. Nếu không làm được việc này, dù thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, nhưng không có giá trị gia tăng thì thực chất, chúng ta chỉ gia công cho nước ngoài”, Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, CNPT là lĩnh vực khó: "Ngay cả khái niệm thế nào là CNPT còn đang tranh luận. Phụ trợ có nghĩa là phải có cái chính. Vậy, cái nào là chính, cái nào là phụ?”.

Theo quan điểm của Bộ KH&ĐT, phát triển CNPT thực chất là phát triển DNVVN - chính là khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

Bộ trưởng Vinh cho biết, nếu trong chính sách CNPT không đề cập đến vấn đề này thì đó là một sai lầm và chúng ta sẽ loay hoay trong việc phải chọn ngành nào, mặt hàng nào.

Việt Nam cần có một lực lượng DNVVN mạnh, vì khối doanh nghiệp Nhà nước đang dần cổ phần hoá để giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế. Phần còn lại chuyển dần cho khối doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ không chỉ tạo ra động lực lớn cho đất nước, mà còn tạo chuỗi giá trị gia tăng quan trọng phục vụ cho sản phẩm chính của ngành công nghiệp, đồng thời tạo nhiều việc làm.

Bộ trưởng Vinh cho biết, Bộ KH&ĐT đã đề nghị Chính phủ có cuộc họp chuyên ngành về DNVVN.

Trước đó, tại phiên chất vấn chiều 17/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã trình bày một số điểm mới trong Nghị định phát triển CNHT đã được trình Chính phủ. Theo đó, điểm mới là thành lập một quỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như thành lập một số trung tâm công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm, thiết kễ khuôn mẫu...

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh, trong chính sách, vấn đề khởi động doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Chúng ta  cần tạo ra một môi trường thông thoáng, minh bạch nhất để mọi người dân có tiền không gửi vào ngân hàng mà mang tiền đó ra thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tạo mọi điều kiện để việc tiếp cận nguồn vốn của mọi người dân được dễ dàng.

Về việc chuyển giao công nghệ, nhất là những công nghệ đơn giản, Bộ KH&ĐT đã làm việc với các tập đoàn của Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các đối tác sẵn sàng chuyển giao cho DNNVV tiếp cận công nghệ này.

Cuối cùng là vấn đề thị trường, Bộ trưởng Vinh cho biết, thị trường không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp chính, mà còn phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Linh Đan