• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0

(Chinhphu.vn) – Việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái được coi là giải pháp không chỉ khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên, mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

17/06/2022 17:39

Đó là thông tin được các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo "Phát triển khu công nghiệp sinh thái - Hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0" do Tạp chí Mekong ASEAN, cơ quan của Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt nam – ASEAN tổ chức chiều 17/6 tại Hải Phòng.

Xây dựng các khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy phát triển bền vững

Tại Hội thảo, bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hệ thống các khu công nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cụ thể, hiện nay Việt Nam có gần 400 khu công nghiệp và khu kinh tế, thu hút tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 12 tỷ USD, chiếm khoảng 80-90% các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất.

Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 - Ảnh 1.

Bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Ảnh: VGP/Nhật Thy

Tuy nhiên, theo bà Hiếu, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển công nghiệp một cách nhanh chóng cũng đã gây ra những ảnh hưởng, tác động nhất định đến môi trường. Trong đó, một số khu công nghiệp chưa hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải, đe dọa sức khỏe và đời sống người dân do ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại.

Do đó, cần thiết phải chuyển đổi từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp bền vững hơn; nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái được coi là giải pháp không chỉ khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên, mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Thảo luận về lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết vấn đề này đã được nói đến từ những năm 1990 và năm 2022, ASEAN cũng coi đây sẽ là một năm thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển kinh tế tuần hoàn.

Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 - Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - Ảnh: VGP/Nhật Thy

"Trước đây chúng ta nói nhiều đến kinh tế nâu, giờ nói đến kinh tế xanh. Trước nói nhiều kinh tế tuyến tính, giờ lại nói đến kinh tế xanh và thấp hơn là kinh tế sinh thái. Trước nói nhiều đến kinh tế truyền thống, giờ là thời kinh tế số lên ngôi. Nói như vậy không phải phủ định quá khứ mà thấy rằng nhận thức thay đổi rất nhanh trong 10 năm gần đây. Điều này thể hiện trong các FTA, cam kết quốc tế về môi trường, đặc biệt là cam kết tại COP26 về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Thủ tướng Phạm Minh Chính", ông Võ Trí Thành phân tích.

Vị chuyên gia này cho rằng, có một quan điểm cần phải nhìn nhận rõ là "muốn chuyển hóa thì cần phải đánh đổi và muốn xanh thì phải bớt lợi nhuận".

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Mai Văn Sỹ đánh giá: "Nhắc đến khu công nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn thì mọi người đều thấy hay, nhưng thực tế xây dựng rất khó. Hiện nay, chính sách của chúng ta chưa khuyến khích khu công nghiệp sinh thái. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn mang tâm lý tính toán lợi nhuận trước khi bắt tay vào làm. Nếu như vậy thì rất khó vì để làm khu công nghiệp sinh thái rất tốn kém".

Cụ thể, theo ông Sỹ, làm mô hình sinh thái theo các tiêu chí quy định của Bộ Xây dựng thì doanh nghiệp nào cũng muốn đẩy quỹ đất công nghiệp lên 70-75%. Như vậy, tỉ lệ quỹ đất cho cây xanh sẽ không đảm bảo.

"Để phát triển khu công nghiệp sinh thái, vấn đề quy hoạch ngay từ đầu rất quan trọng, đặc biệt là quy hoạch cây xanh. Để làm được, ý chí và trách nhiệm của các doanh nghiệp rất quan trọng, như việc trồng một cây xanh tuổi thọ 70-80 năm đắt hơn cây tuổi thọ 1-2 năm nhưng tất nhiên mang ý nghĩa hơn", ông Mai Văn Sỹ phân tích.

Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ phát triển khu công nghiệp sinh thái. Như câu chuyện ưu đãi, nếu nhận được ưu đãi miễn thuê đất như khu kinh tế thì nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia hơn. Việc phát triển kinh tế tuần hoàn đòi hỏi cần công nghệ sản xuất phải cao, vì công nghệ hiện đại mới tận dụng tối đa nguồn lực. Khi được hỗ trợ, doanh nghiệp mới có nguồn kinh phí để quay vòng đầu tư vào sản xuất.

Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch CTCP Shinec (Chủ đầu tư KCN sinh thái Nam Cầu Kiền) cho biết, thực tế, các nhà đầu tư khi tìm đến các khu công nghiệp rất quan tâm đến hạ tầng, đảm bảo môi trường. Đặc biệt là hệ thống các công ty xuất nhập khẩu đều mong muốn được vào khu công nghiệp sinh thái. Lý do là việc này sẽ giúp các nhà sản xuất sẽ dễ dàng vượt qua được hàng rào thuế quan khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.

"Tại Nam Cầu Kiền, chúng tôi đã xây dựng 3 mô hình hệ thống cộng sinh công nghiệp. Các nhà máy của doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Italy, Singapore, Việt Nam… đều liên kết với nhau rất hài hoà vì giá trị gia tăng cho lợi ích từng doanh nghiệp", ông Điệp cho biết thêm.

Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 - Ảnh 3.

GS.TS. Đặng Kim Chi - Ảnh: VGP/Nhật Thy

GS.TS. Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, để phát triển xu hướng giảm phát thải thì phải xác định còn rất nhiều khó khăn, với việc cải tạo các khu công nghiệp kiểu cũ phát triển thành khu công nghiệp sinh thái. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ chế chính sách, ý thức tự giác của chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư.

Hành lang pháp lý hỗ trợ thực thi mô hình kinh tế tuần hoàn

Chia sẻ về khung chính sách, pháp luật cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, ông Mai Thế Toản, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, các học giả thế giới đã nghiên cứu nhiều định nghĩa về kinh tế xanh, kinh tế bao trùm nhưng kinh tế tuần hoàn được nổi lên là cách tiếp cận của nhân loại một cách toàn diện nhất.

Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 - Ảnh 4.

Ông Mai Thế Toản, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường - Ảnh: VGP/Nhật Thy

Điều này xuất phát từ bối cảnh dân số thế giới sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2100 so với năm 1990, đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có đủ nguồn lực để đáp ứng thách thức này hay không. Nhất là khi 68% dân số thế giới dự kiến sẽ sống ở các khu vực thành thị vào năm 2050 (nguồn UNDSEA, 2020) sẽ làm nảy sinh các nguy cơ quá tải, tắc nghẽn giao thông, phát sinh chất thải, chất lượng cung cấp năng lượng, ô nhiễm không khí và bất bình đẳng thu nhập.

Theo ông Toản, để hiểu rõ hơn về kinh tế tuần hoàn cần xác định cấu trúc chung có 3 phần: Ứng dụng vật liệu hữu ích; kéo dài vòng đời sản phẩm; sử dụng và sản xuất sản phẩm thông minh hơn.

Từ 3 cấu trúc này dẫn đến cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn đi từ kinh tế tuyến tính truyền thống đến tăng tính tuần hoàn bằng việc nâng lên các cấp độ được thể hiện trong việc sử dụng ít tài nguyên hơn và ít áp lực với môi trường hơn.

Hiện nay, theo ông Toản, các cấp độ của kinh tế tuần hoàn đang gồm: Cấp vĩ mô xem xét kinh tế tuần hoàn ở cấp quốc gia, đô thị, vùng, địa phương; cấp trung gian xem xét kinh tế tuần hoàn với góc độ cộng sinh công nghiệp; cấp vi mô xem xét ở cấp độ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; csấp sản phẩm xem xét đến mức độ tuần hoàn của từng sản phẩm, chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.

Để tăng cường kinh tế tuần hoàn phát triển, về mặt pháp luật, theo Phó Viện trưởng Viện Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, đường lối và chính sách của Việt Nam đã quy định rất rõ về vấn đề này. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường có Điều 142 về kinh tế tuần hoàn, xây dựng tiêu chí, lộ trình và trách nhiệm các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp, chủ đầu tư, các tổ chức và các cộng đồng xã hội.

"Mô hình kinh tế tuần hoàn mang tính khuyến khích, do đó trong thủ tục cần thực hiện để xã hội xác nhận kinh tế tuần hoàn nhưng không hành chính hóa việc này. Chính sách ưu đãi của Nhà nước không có quy định rõ ràng nhưng tiệm cận sang các quy định, điều khoản khác có dáng vóc của kinh tế tuần hoàn để được hỗ trợ lãi suất, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, ưu đãi thuế VAT… Từ đó, dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật về quản lý các khu công nghiệp để tạo sự đồng bộ", ông Toản nhấn mạnh.

Ông nói thêm: "Nhiều doanh nghiệp muốn hỏi ưu đãi cụ thể của kinh tế tuần hoàn ở mức nào? Điều này phụ thuộc vào cân đối ngân sách Nhà nước. Chúng ta không quá cầu toàn, chỉ cần có góc xuất phát đúng và tiếp cận theo đúng bản chất khoa học để đưa vào Việt Nam".

Hiện Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, dự kiến trình Chính phủ vào cuối năm 2023. Trong kế hoạch sẽ chỉ ra từng danh mục nào sẽ được áp dụng thí điểm trong đó có các thứ tự ưu tiên để kỳ vọng sớm gặt hái được thành công về mô hình kinh tế tuần hoàn.

Nhật Thy