• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển năng lượng điện gió ở Việt Nam

Triển vọng phát triển năng lượng điện gió tại Việt Nam

07/06/2011 14:51

Là nước có hơn 3000 km bờ biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam đang hướng tới sử dụng nguồn năng lượng gió để gia tăng nguồn điện, hạn chế phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt và ảnh hưởng xấu tới môi trường (1GWh điện gió chỉ sản sinh ra khoảng 10 tấn CO2, trong khi 1GWh nhiệt điện than là 830-920 tấn). Tuy nhiên, sự phát triển ngành năng lượng gió ở Việt Nam mới ở bước khởi đầu, còn nhiều rào cản phải vượt qua.

Sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ

Điện gió có giá thành thấp, có sức cạnh tranh với điện tử nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm được tài nguyên đất; tạo công ăn việc làm cho xã hội. Điện gió ít tổn hại tới môi trường. Tài nguyên năng lượng gió phong phú, nhất là ở vùng biển và đất trống, có thể phát triển với quy mô lớn. Thời gian xây dựng dự án điện gió ngắn hơn nhiều so với điện truyền thống. Công nghệ sử dụng đã phát triển đến mức hoàn thiện; các tua-bin thương mại lớn nhất hiện nay được lắp đặt ở độ cao trên 100 m, đường kính xấp xỉ 100m, tua-bin thế hệ mới có công suất 7,5 MW/tuabin... Với ưu thế này, tổng công suất điện gió được lắp đặt trên thế giới năm 2010 là 194,5 GW, tăng 22,5%so với năm 2009.

Ở Việt Nam dù được đánh giá có tiềm năng phát triển, năng lượng gió vẫn còn là ngành mới mẻ. Các văn bản pháp lý cho phát triển điện gió, các thông tin, kiến thức về ngành còn hạn chế. Tính đến 2/2011, mới chỉ có 20 tua-bin với công suất 1,5 MW/tua-bin được lắp đặt, trong đó 12 tua-bin được đưa vào hoạt động, phát điện lên lưới quốc gia.

Theo dựbáo của Viện Năng lượng, nhu cầu điện của Việt Nam tăng mạnh từ 87 tỉ kWh (năm 2009) lên 570 kWh (năm 2030). Để đáp ứng nhu cầu này, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia đến năm 2020-tầm nhìn 2050 với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Thúc đẩy năng lượng tái tạo thông qua việc ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi về sử dụng đất, hỗ trợ thuế và biểu giá chi phí. Bộ Công Thương (MoIT), cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng đã đề nghị Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) CHLB Đức giúp xây dựng Khung pháp lý cho điện gió nối lưới. Theo đó, dự án Xây dựng khung pháp lý và Hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới Việt Nam đã được thành lập với sự tài trợ của BMU và được GIZ (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức) phối hợp với MoIT thực hiện (dự án GIZ/MoIT). Bản thảo Khung chính sách cho phát triển điện gió đã được hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt. Dự án GIZ/ MoIT còn biên soạn cuốn Sổ tay Thông tin về ngành năng lượng gió, cung cấp những thông tin cần thiết về cơ chế pháp lý hiện hành và những hỗ trợ của Chính phủ cho các nhà đầu tư điện gió ở Việt Nam, hướng dẫn các cấp có thẩm quyền của các địa phương có tiềm năng về gió cách thức xây dựng Quy hoạch điện gió hiệu quả.

Triển vọng phát triển năng lượng gió

Viện Năng lượng đang xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 (Tổng sơ đồ 7). Quy hoạch đề ra các dự án nguồn và lưới điện cần phát triển để đáp ứng nhu cầu điện đã dự báo. Do nhu cầu điện tăng cao trong khi các dạng năng lượng hóa thạch đã được khai thác ở mức tối đa, đề án chú trọng đặc biệt tới nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió. Năng lượng tái tạo đề ra mục tiêu 4900 MW vào năm 2030, trong đó thủy điện nhỏ là 2400 MW, điện gió là 2100 MW và sinh khối là 400 MW.

Đến tháng 2/2011, 20 tuabin với công suất 1,5 MW/tua-bin đã được lắp dựng thành công ở Bình Thuận, trong đó 12 tua-bin đã đi vào hoạt động, đưa tổng công suất lắp đặt điện gió ở Việt Nam khoảng 19 MW. Hơn 30 dự án điện gió của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với công suất hơn 3000 MW đang trong giai đoạn chuẩn bị, một số đã nhận được giấy phép đầu tư. Các nhà phát triển điện gió và cung cấp tua bin có tên tuổi trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam như GE, Gamesa, Nordex, Vestas... Nhiều tổ chức tài chính quốc tế cũng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam thông qua các chương trình nâng cao năng lực và tạo dựng thị trường.

Là ngành năng lượng mới nên phát triển điện gió ở Việt Nam không tránh khỏi những rào cản như: Thiếu thông tin tin cậy về tiềm năng gió, vốn đầu tư ban đầu lớn,khó tiếp cận với nguồn tài chính; thiếu các đơn vị tư vấn và nhân lực có chuyên môn sâu về năng lượng gió, chưa có quy hoạch; cơ chế và chính sách hỗ trợ năng lượng gió chưa đủ mạnh... Dự thảo về "Khungpháp lý và Hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới tại Việt Nam" vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ góp phần quan trọng để ngành năng lượng gió Việt Nam từng bước vượt qua các rào cản, phát triển mạnh và bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường.

Thu Nga